Cuộc đời những 'thánh sống' được tôn sùng từ nhỏ
Những khoảnh khắc lịch sử hiếm hoi được "tô màu" cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về quá khứ / Giải mã 5 'lời đồn oan trái' về tia X-quang
Pranshu sinh ra trong một gia đình lao động nghèo có 4 anh chị em ở Punjab, Ấn Độ. Bố mẹ cậu kiếm được chưa tới 120 nghìn đồng mỗi ngày.
Từ khi sinh ra, Pranshu đã có một khuôn mặt kỳ lạ với vầng trán rộng, đôi mắt sâu và dẹt dài.
Mặc dù đôi chân không thể bước đi, nhưng dân làng tin rằng Pranshu là một thánh sống và đặt tên cho cậu bé là “Thần Ganesha”.
Cứ đến thứ Năm hàng tuần, Pranshu lại gặp gỡ những người tôn sùng cậu bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở gần làng. Bố cậu quyết định không cho các tín đồ vào tận nhà vì số lượng ngày càng tăng.
Jaswinder - một trong số những người dân địa phương đến gặp Pranshu - chia sẻ: “Mọi người đến đây gặp Pranshu vì họ tin rằng cậu ấy là tái sinh của Thần Ganesha”.
“Ai cũng cúi đầu trước cậu ấy. Tôi cũng vậy”.
Anh Kamlesh - cha của Pranshu cũng tin rằng con trai mình không giống những đứa trẻ khác. “Thằng bé là Thánh. Tôi cũng thờ phụng con trai mình như những người khác. Toàn bộ cơ thể thằng bé giống như Thần Ganesha”.
“Thằng bé ban phước lành cho mọi người. Dân làng muốn gặp Pranshu để cầu cho ước nguyện của mình trở thành sự thật”.
Giống như bao đứa trẻ khác, Pranshu vẫn đến trường hằng ngày, và khi nhìn thấy cậu, mọi người sẽ chào đón bằng những bó hoa.
Theo anh Kamlesh, ngày từ khi sinh ra, Pranshu đã có những nét giống Thần Ganesha như kích thước đầu lớn và đang tăng dần lên mỗi ngày.
Pranshu chia sẻ: “Thậm chí các giáo viên cũng tôn sùng tôi khi tôi tới trường. Bạn bè không bắt nạt tôi vì họ tin rằng tôi là Thần Ganesha. Tôi vui khi được gọi là Thần Ganesha. Tôi chỉ muốn được như thế này thôi”.
Trong số 4 anh chị em, Pranshu cũng có một người anh cả có ngoại hình giống như cậu nhưng không giống như Pranshu, cậu bé vẫn có thể đi được.
Sau khi sinh ra được 1 tuổi, Pranshu đã được đưa tới một bác sĩ địa phương nhưng người này không xác định được căn bệnh của cậu. “Tôi từng đưa con tới gặp bác sĩ. Nhưng các bác sĩ đều không thể chữa trị được, và họ nói rằng nguyên nhân là do ô nhiễm”.
Thánh nữ Trishna Shakya
Năm 3 tuổi, Trishna Shakya được phong là nữ thánh sống Kumari của Nepal. Cô bé sẽ được tôn sùng như là người tái sinh của nữ thần Taleju trong đạo Hindu cho đến tuổi dậy thì.
Trong suốt thời gian này, Shakya sẽ phải ở trong một cung điện lịch sử ở Kathmandu và chỉ được đi ra ngoài 13 lần trong năm để tham gia các lễ hội tôn giáo quan trọng nhất.
Trong khi lễ đăng quang của Shakya được chào đón bằng những bài hát sôi động thì các nhà hoạt động vì quyền trẻ em đã lên tiếng cho rằng việc phong các nữ thánh sống theo phong tục của nước này đang làm mất tuổi thơ của đứa trẻ.
Không ít cư dân mạng cũng ủng hộ quan điểm này. Một người dùng bình luận: “Đây không phải là một điều tốt. Hãy để cho tuổi thơ của cô ấy được an toàn”.
Chia sẻ với AFP, bố của Shakya nói: “Cảm xúc của tôi rất lẫn lộn. Một mặt tôi vui vì con bé trở thành Kumari. Mặt khác, tôi buồn khi phải xa con gái”.
Cô bé còn có một người anh trai song sinh là Krishna - người đã oà khóc nức nở khi chị gái phải rời xa gia đình trong vòng tay của bố.
Theo truyền thống, Kumari - trong tiếng Phạn có nghĩa là “công chúa” - sẽ được chọn trong số những bé gái thuộc một cộng đồng sống ở thung lũng Kathmandu. Các tiêu chí để được chọn trở thành Kumari khá khắt khe, ví dụ như đứa trẻ đứng trước một con trâu hiến tế không được khóc, cơ thể không bị nhiễm bẩn…
Phong tục phong nữ thánh sống vẫn còn tồn tại sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ Hindu. Năm 2008, Toà án tối cao nước này đã phán quyết rằng, các nữ thánh được quyền học tập trong suốt thời gian sống trong cung điện.
Có một thực tế là nhiều cựu Kumari đã phàn nàn về những khó khăn khi tái hoà nhập xã hội sau khi bị truất ngôi.
Thần khỉ Shivam Kumar
Shivam Kumar sinh ra với một nhúm lông mọc dài bất thường ở trên lưng và trông giống như một cái đuôi. Dân làng nơi cậu sống ở Delhi, Ấn Độ tin rằng cậu chính là tái sinh của thần khỉ Hanuman. Họ tắm cho cậu bằng sô-cô-la và đồ ăn nhẹ.
Từ đó, cậu được tôn sùng như một vị thần, nhưng cha mẹ cậu buộc phải giấu con trai đi để tránh thu hút sự chú ý. Rất nhiều người đã kéo đến nhà họ chỉ để tận mắt nhìn thấy Shivam.
Bà Reena, 30 tuổi - mẹ của Shivam từ chối cạo nhúm lông ở lưng con trai vì sợ rằng điều đó sẽ mang đến điềm gở cho gia đình.
Các chuyến viếng thăm không ngừng diễn ra trong suốt gần 1 năm cho đến khi một vị đạo sư ở địa phương đề nghị gia đình ngừng cho phép mọi người tôn thờ Shivam như một vị thần.
Vị đạo sư cho rằng điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của Shivam trong cuộc sống sau này.
Kể từ đó, Shivam tiếp tục sống cuộc sống bình thường bên gia đình, nhưng cậu bé vẫn được dân làng ngầm tôn sùng và chiều chuộng.
Mẹ cậu nói: “Mọi người rất yêu quý thằng bé. Ban đầu, việc mọi người ghé thăm nhà chúng tôi gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của gia đình”.
“Vị đạo sư đã đề nghị chúng tôi ngăn việc làm điên rồ này lại để cho chúng tôi được sống bình thường. Chúng tôi làm theo và bây giờ mọi người đã giảm việc tiếp cận chúng tôi mặc dù chưa dừng lại hoàn toàn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ