Khám phá

100 năm nữa một số loài động vật biển lớn sẽ tuyệt chủng?

Theo một nghiên cứu gần đây, một trong năm loài động vật biển lớn nhất thế giới có thể sẽ tuyệt chủng trong 100 năm tới.

Bác sĩ hải quân tuyên bố còn có video dài hơn về UFO của Lầu Năm Góc / Tìm kiếm UFO "có thật" từ thời cổ đại tới cận đại

Các nhà khoa học Anh cho rằng các loài động vật biển lớn đang phải chịu nguy cơ cao nhất do biến đổi khí hậu, và đến năm 2120, 18% trong số chúng có thể sẽ biến mất mãi mãi. Sau đó, con số này có thể tăng lên tới 40% nếu tất cả các loài động vật biển nguy cấp hiện nay biến mất.
Ảnh minh họa.

Trong một bài báo được đăng trên Science Advances, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu đặc điểm của các loài động vật lớn ở biển để hiểu rõ hơn về hậu quả sinh thái tiềm tàng do sự tuyệt chủng của các loài này theo nhiều kịch bản khác nhau trong tương lai.

Động vật biển lớn những loài được xác định là lớn nhất trong đại dương, với khối lượng cơ thể trên 45kg, ví dụ như các loài cá mập, cá voi, hải cẩu và rùa biển.

Những loài này đóng những vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, bao gồm việc tiêu thụ một lượng sinh khối lớn (chúng ăn các loài sinh vật nhỏ hơn), vận chuyển chất dinh dưỡng trong môi trường sống (thông qua chất thải của chúng) , kết nối các hệ sinh thái đại dương và thay đổi môi trường sống về mặt vật lý nhờ những cuộc di cư kéo dài. Sự tuyệt chủng của các loài động vật biển lớn nguy cấp sẽ dẫn đến tổn thất về đa dạng chứng năng - ảnh hưởng của chúng lên cách vận hành của một hệ sinh thái.

Các đặc điểm như độ lớn của loài, chế độ thức ăn, khả năng di chuyển bao xa… xác định chức năng sinh thái của loài. Kết quả của việc đo lường tính đa dạng của các đặc điểm giúp các nhà khoa học có thể định lượng được sự đóng góp của các loài lớn ở biển đối với hệ sinh thái, cũng như đánh giá nguy cơ tiềm ẩn nếu chúng bị tuyệt chủng.

 

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Catalina Pimiento của Đại học Swansea đã lần đầu tiên biên soạn một bộ dữ liệu về đặc điểm cấp độ loài cho tất cả các loài lớn của hệ sinh thái biển mà chúng ta đã biết, từ đó hiểu được mức độ của các chức năng sinh thái mà chúng thực hiện trong các hệ sinh thái biển.

Kết quả đã cho thấy sự đa dạng trong các đặc điểm về chức năng của các loài động vật lớn ở biển, cũng như các cuộc khủng hoảng tuyệt chủng hiện tại có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng chức năng của chúng như thế nào.

Chúng ta có thể mất tới 18% số loài, còn nếu tất cả các loài nguy cấp hiện nay bị tuyệt chủng thì con số sẽ là 40%
Chúng ta có thể mất tới 18% số loài, còn nếu tất cả các loài nguy cấp hiện nay bị tuyệt chủng thì con số sẽ là 40%

Nếu quỹ đạo như hiện nay vẫn tiếp diễn thì trong vòng 100 năm tới chúng ta sẽ mất khoảng 18% các loài động vật lớn ở biển, và sẽ mất đi khoảng 11% phạm vi các chức năng của hệ sinh thái được thực hiện bởi các loài đó trong cộng đồng. Hơn thế nữa, nếu tất cả các loài nguy cấp hiện nay tuyệt chủng, chúng ta có thể mất tới 40% số loài và 48% phạm vi chức năng của hệ sinh thái.

 

Cá mập được dự đoán là loài sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn bất kỳ loài nào khác.

Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu một chỉ số mới (FUSE) để thể hiện các ưu tiên bảo tồn
Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu một chỉ số mới (FUSE) để thể hiện các ưu tiên bảo tồn

Tiếp đó, sau khi mô phỏng các kịch bản tuyệt chủng trong tương lai, và định lượng các tác động tiềm tàng của việc mất các loài này đối sự đa dạng chức năng, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu một chỉ số mới (FUSE) để thể hiện các ưu tiên bảo tồn. Các loài có điểm FUSE cao nhất bao gồm rùa biển xanh, bò biển, rái cá biển và sò khổng lồ và cá chép vàng Jullien’s

Tiến sĩ Catalina Pimiento cho biết thêm: “Các công trình nghiên cứu trước đây của chúng ta đã chỉ ra rằng những loài động vật lớn ở biển đã trả qua một thời kỳ tuyệt chủng dữ dội khác thường do mực nước biển bị dao động hàng triệu năm trước. Những nghiên cứu mới của chúng ta chỉ ra rằng, ngày nay, các chứng năng sinh thái độc đáo và đa dạng của chúng đang phải đối mặt với một mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn nhiều do áp lực của con người”

 

Với cuộc khủng hoảng tuyệt chủng toàn cầu, một câu hỏi quan trọng là đến phạm vi nào thì tự nhiên vẫn có thể duy trì được một hệ thống dự phòng. Trong trường hợp tuyệt chủng, liệu còn tồn tại những loài có thể thực hiện được vai trò sinh thái tương tự hay không?

Tiến sĩ John Griffn, đồng tác giả nghiên cứu nêu thêm: “Những kết quả của nghiên cứu cho thấy, trong số những loài động vật lớn nhất ở đại dương, cái gọi là “dự phòng” hết sức hạn chế - kể cả từ các nhóm động vật có vú đến các động vật thân mềm cũng vậy.

Nếu chúng ta mất đi một loài nào, chúng ta cũng sẽ mất đi các chức năng sinh thái đặc trưng. Điều này cảnh báo rằng chúng ta cần hành động ngay bây giờ để giảm những áp lực ngày càng tăng của con người lên các loài động vật lớn ở biển – gồm cả biến đổi khí hậu - trong khi thực hiện các chương trình nuôi dưỡng phục hồi lại số lượng cho các loài đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm