Cuộc đời thăng trầm của 'James Bond Liên Xô' từng khiến châu Âu run sợ
Điệp viên 3 mang Penkovsky - Những dấu hỏi lớn / Điệp viên hai mang Gordievsky khai gì khi uống 'thuốc nói sự thật'?
Vào đầu thập niên 1930, có một đơn vị tình báo Liên Xô hoạt động tích cực ở châu Âu, châu Á và Mỹ, được các thành viên gọi bằng mật danh “nhóm của Chú Yasha”.
Nhóm tiến hành một loạt các chiến dịch cấp cao – từ bắt cóc tướng lĩnh cho tới nổ tung các tàu chiến. Tư liệu lưu trữ của cơ quan tình báo Nga về các hoạt động của nhóm này, đặc biệt là về lãnh đạo của nhóm, Yakov Serebryansky, cho đến nay vẫn được bảo quản mật. Gần một thế kỷ sau, tên của điệp viên huyền thoại này vẫn còn gây ấn tượng trong tâm trí của người Nga hơn bất cứ điệp viên James Bond nào.
Yakov “Yasha” Serebryansky sinh năm 1891 tại Minsk trong một gia đình Do thái. Giống như nhiều người Do thái bị tước hầu hết quyền lợi dưới Đế chế Nga, ông tham gia phong trào cách mạng và bị cầm tù. Sau khi được trả tự do Yakov đã chiến đấu và bị thương trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng ông tiếp tục tham gia phong trào cách mạng tại vùng Bắc Kavkaz.
Cuối cùng, trong cuộc Nội chiến Nga, ông đã tới Ba Tư (Iran ngày nay) đúng thời điểm các nhà hoạt động Bolshevik đang thực hiện sứ mệnh hồi trả những con tàu bị lực lượng Bạch vệ bắt giữ. Tuy nhiên, những người nổi dậy địa phương còn muốn hơn thế nữa – đó là thiết lập một Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Ba Tư (còn gọi là Cộng hòa Xô viết XHCN Gilan).
Đứng cùng phe với những người Bolshevik Ba Tư, Serebryansky được tin tưởng giao nhiệm vụ trinh sát ở “cơ quan đặc biệt” mới của Hồng quân. Nhưng Moscow và Tehran nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, nước cộng hòa nói trên bị giải thể, và Hồng quân (trong đó có Serebryansky) phải về nước.
Trong vỏ bọc nhà Phục quốc Do Thái
Yakov Serebryansky tới Moscow, gia nhập lực lượng Cheka (cơ quan mật vụ Liên Xô thời kỳ đầu). Tuy nhiên ông không ở lại Tổ quốc lâu, mà năm 1923 lên đường sang Palestine, nơi chính phủ Liên Xô đã cài cắm các sĩ quan tình báo nằm vùng sâu. Nhiệm vụ chính của họ là phát hiện các kế hoạch của quân Anh trong vùng và nắm được tâm lý của người dân địa phương.
Tại đây, nhờ nguồn gốc Do thái của mình, nhân viên tình báo Xô viết có thêm thuận lợi. Đóng vai một phần tử Phục quốc Do thái và một chiến binh chiến đấu cho sự nghiệp xây dựng một Nhà nước Do thái, ông đã tuyển được nhiều người Nga lưu vong và thiết lập một mạng lưới điệp viên, ban đầu ở Palestine, sau đó là trong cộng đồng Do thái phục quốc ở các nước khác.
Bên cạnh tiếng Nga, Serebryansky còn nói thành thạo tiếng Pháp, Anh, và Do Thái (Hebrew). Do vậy, các lãnh đạo tình báo Liên Xô đã cử ông làm nhiệm vụ chiêu mộ điệp viên ở khắp nơi, từ Bỉ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, cho đến Mỹ. Ông đã tạo ra một nhóm đặc biệt chịu trách nhiệm không chỉ về tình báo mà còn hoạt động phá hoại ở nước ngoài. Cá nhân Serebryansky đã chiêu nạp trên 200 điệp viên, đa số sau này trở thành những huyền thoại tình báo.
3 chiến dịch hàng đầu
Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của “nhóm Chú Yasha” là bắt cóc tướng Bạch vệ Alexander Kutepov. Năm 1928-1930, vẫn là một nhà tình báo, Serebryansky lãnh đạo Liên minh Toàn quân sự Nga, một tổ chức chiến đấu do cộng đồng lưu vong Bạch vệ ở Pháp lập ra. Tình báo Liên Xô Cheka cảm nhận được liên minh này đang chuẩn bị các hành động khủng bố ở Nga, vì thế họ quyết định phải vô hiệu hóa thủ lĩnh của nhóm là Kutepov và đưa về Liên Xô.
Năm 1930, các điệp viên của Serebryansky đã bắt được tướng Bạch vệ Kutepov ngay giữa trung tâm Paris và cố gắng đẩy ông ta lên một chiếc ô tô đang chờ sẵn. Tuy nhiên viên tướng này kháng cự rất quyết liệt và đã bị đâm vào lưng, rồi tử thương sau đó.
Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, Serebryansky tiến hành các chiến dịch cực kỳ phức tạp, và thành công đã mang lại cho ông Huân chương Lenin danh giá. Ông đã tổ chức chuẩn bị và vận chuyển vũ khí cho phe cộng hòa Tây Ban Nha – những người chống lại tướng Franco và được Liên Xô ủng hộ. Một trong những phi vụ ấn tượng nhất của ông là đã chuyển giao được 12 máy bay chiến đấu cho quân Cộng hòa, được Yakov ngụy trang dưới vỏ bọc thiết bị kiểm tra bay.
Năm 1936, nhóm điệp viên của Liên Xô thực hiện một chiến dịch tầm cỡ khác ở Paris. Yakov đã cài một điệp viên vào đoàn tùy tùng của Lev Sedov, con trai Leon Trotsky (đối thủ chính của lãnh tụ Stalin).
Tình báo Xô viết biết rằng, trên đường trốn chạy khỏi Tổ quốc, Trotsky đã mang theo một lượng lớn hồ sơ gồm những thư tín và các tài liệu quan trọng mà Stalin muốn tiêu hủy. Dưới sự chỉ huy của Serebryansky, nhóm điệp viên đã đánh cắp và tuồn được một phần số tư liệu này về Moscow.
Sứ mạng tiếp theo là bắt cóc chính Lev Sedov. Sedov khi đó đang chuẩn bị phát biểu tại Đại hội của Quốc tế Cộng sản, và chính quyền Liên Xô e ngại hắn ta sẽ kêu gọi hoạt động lật đổ, thậm chí thực hiện tiếm quyền. Kế hoạch bắt cóc đã sẵn sàng thì Sedov lại bất ngờ đột tử.
Huyền thoại "James Bond Liên Xô"
Trong cuốn sách “Những điệp viên huyền thoại”, tác giả Nikolai Dolgopolov dẫn lời con trai Anatoly của điệp viên Serebryansky nói như sau: “Cha tôi được tin là đã hoạt động rất gọn ghẽ, không dấu vết, nên đến gần đây, ở cả Nga và nước ngoài đều không có thông tin chính xác nào về ông”.
Thậm chí chính Anatoly cũng không biết chính xác cha mình làm gì, ở Trung Quốc hay Mỹ: “Có quá nhiều huyền thoại về công việc của cha tôi ở Mỹ. Chẳng hạn, khi Serebryansky ở Mỹ, lực lượng phản gián đã lần ra ông. Nhưng Tổng thống Mỹ lại không ra lệnh bắt giam mà chỉ trục xuất ông, để tránh làm hỏng mối quan hệ với nước Nga Xô viết”.
Anatoly coi đây là một bí ẩn. “Nếu người Mỹ biết Serebryansky là một sĩ quan tình báo Xô viết, thì ông chắc đã chết trong tù ngục ở đó”.
Nhưng có những chuyện mà Anatoly biết tương đối chắc chắn. Chẳng hạn, vào năm 1932, Serebryansky chuẩn bị trải qua phẫu thuật viêm ruột thừa ở Mỹ. Ông thuyết phục bác sĩ chỉ gây mê cục bộ, vì nếu gây mê toàn thân thì ông có thể vô tình để lộ thân phận nếu lỡ nói tiếng Nga. Tuy nhiên các bác sĩ đã mắc lỗi khiến Serebryansky bị gây mê toàn thân. Về sau, y tá cho biết ông đã nghiến hàm răng của mình chặt đến nỗi kíp mổ sợ ông có thể nuốt lưỡi của chính mình.
Anatoly giải thích: “Nếu cha tôi thốt ra dù chỉ một từ nào đó không phải tiếng Anh, thì điều đó cũng đồng nghĩa chấm dứt huyền thoại tình báo của ông. Ngay trong hoàn cảnh khó khăn đó, ông vẫn cố gắng vượt qua”.
Và kết cục trắc trở
Trong hoạt động tình báo của mình, Serebryansky đã liên tục được tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại của Liên Xô. Ông là một trong số ít người có tới hai lần được nhận phần thưởng cao quý nhất dành cho một nhà tình báo là "Huy hiệu Nhân viên Danh dự của Cheka-GPU" (tiền thân của KGB sau này).
Tuy nhiên vào năm 1938, Serebryansky được triệu hồi về Moscow và bị đưa thẳng từ máy bay đến nhà tù. Sau đó ông bị kết án tử hình vì tội hoạt động gián điệp cho Anh, Pháp cũng như chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố ở Liên Xô. Tuy nhiên bản án không được thi hành khi Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ập đến ngưỡng cửa Liên Xô. Những sĩ quan tình báo giỏi như Serebryansky khi đó rất hiếm vì thế ông được ân xá và quay trở lại với hoạt động tình báo.
Suốt cuộc chiến, Serebryansky chuyên về hoạt động phá hoại trên khắp châu Âu. Nhưng đến năm 1953, ông lại bị bắt giữ và lần này bị kết án 25 năm tù với cùng tội danh như trước. Ba năm sau đó, điệp viên huyền thoại, lúc này đã 65 tuổi, qua đời vì đau tim, trong một cuộc thẩm vấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này