Cuộc khảo sát quy mô lớn xóa bỏ định kiến cổ xưa cho rằng “đàn ông săn bắt, phụ nữ hái lượm”
Kết cục bi thương của 2 người con gái Lưu Bị: Bị cha bỏ mặc, là 'chiến lợi phẩm' của Tào Tháo / Trong Tam Quốc, chỉ 3 người hết lòng vì Hán thất: Không phải Lưu Bị, Tào Tháo, đó là ai?
Suốt nhiều thập kỷ, các nhà nhân loại học thu thập những bằng chứng cho thấy những người phụ nữ hái lượm có kỹ năng săn bắt điêu luyện.
Thập niên 80, phụ nữ Aeta bản địa Philippines đã chế tác được cung cao như người và dùng trong săn lợn, săn hươu. Cũng trong thời kỳ này tại miền Nam Mỹ, người Mayoruna sống ở Amazon săn chuột paca với dao rựa. Thập niên 90, những tư liệu viết về cuộc sống vùng Trung Phi cho thấy già làng Aka đã lên chức cụ bà và các cô bé mới chỉ 5 tuổi đều tham gia vào những cuộc săn, có thể bẫy cả linh dương và nhím mang về cho buôn làng.
Trong nghiên cứu khoa học mới được đăng tải trên PLOS ONE, tất cả những báo cáo trên được tổng hợp lại thành một góc nhìn về những nữ thợ săn trong cộng đồng. Tham khảo một lượng khổng lồ những số tư liệu được các học giả nghiên cứu văn hóa thu thập từ cuối thế kỷ 19 tới nay, các nhà khoa học nhận thấy 80% các cuộc đi săn có sự tham gia của phụ nữ.
Số dữ liệu này phủ nhận định kiến cho rằng đàn ông săn bắt còn phụ nữ hái lượm, vốn đã song hành với nhận thức hiện đại từ rất lâu.
Một thợ săn người Awá sống tại Brazil.
“Chúng tôi thu được rất nhiều báo cáo đơn lẻ về hoạt động săn bắt của phụ nữ”, Vivek Venkataraman, nhà nhân loại học công tác tại Đại học Calgary, nhận xét về báo cáo khoa học mà ông không có đóng góp. Ông đồng thời nhận định nghiên cứu mới là “bổ sung lớn khi liên kết được nhiều đầu dữ liệu với nhau”.
Từ đầu thế kỷ 20 cho tới nhiều thập niên sau đó, các nhà nhân loại học có sức ảnh hưởng cùng cho rằng: việc săn bắt, tận dụng nguồn tài nguyên thịt là động cơ thúc đẩy con người tiến hóa vượt bậc, đóng góp cho việc đi bằng hai chân, tăng kích thước não và biết sử dụng công cụ. Theo quan niệm cũ vốn cho rằng “đàn ông đi săn”, thì những nam giới đã du hành rất dài và rất xa khỏi nơi cư trú để lần dấu con mồi, trong khi đó nữ giới cái đảm nhiệm việc hái lượm và nuôi con. Quan niệm cũ khẳng định công việc đã được định đoạt theo giới từ hơn 1 triệu năm về trước.
Theo lời nhà nhân loại sinh học Lee Sang-Hee, định kiến “đàn ông đảm nhiệm việc săn bắt” xuất phát từ sức vóc của phái mạnh. Cũng theo vị chuyên gia tới từ Đại học California, phụ nữ vốn được cho là không thể săn bắt vì “có con nhỏ, có kinh nguyệt, và mùi máu sẽ thu hút những loài săn mồi khác”. Trong nghiên cứu được xuất bản năm 1981 của nhà nhân loại học Brian Hayden, khả năng vận động thể chất của phụ nữ bị cản trở bởi bản chất “tĩnh lặng và ít hung hăng”.
Định kiến cho rằng chỉ đàn ông mới đủ sức khỏe để đi săn.
Những kết quả nghiên cứu củng cố định kiến trên xuất hiện từ trước đó rất lâu, đơn cử như một hội nghị chuyên đề công bố kết quả nghiên cứu diễn ra năm 1966 tại Đại học Chicago. Với sự có mặt của 70 thành viên nam và 4 người phụ nữ, sự kiện công bố những thông tin có được về những loài linh trưởng còn sống, những cộng đồng hái lượm vẫn còn tồn tại, bên cạnh nhiều hóa thạch và cổ vật quý giá.
Ý kiến của số đông cho rằng những nam thợ săn đã mang về lượng thịt lớn giúp con người sinh tồn và tiến hóa. Tuy nhiên, số dữ liệu nghiên cứu được đưa ra lại có thiên hướng đề cao mối liên kết giữathịt và phái mạnh. Ví dụ, những cổ vật liên quan tới săn bắt như xương động vật và mũi giáo được lưu giữ lâu hơn những thực phẩm như củ quả, mật ngọt và những công cụ dùng trong hái lượm khác, từ đó không có cái nhìn toàn cảnh về vai trò của hai phái trong các hoạt động săn bắt hái lượm.
Hơn nữa, thông tin về những cộng đồng hái lượm được viết trong giai đoạn từ thế kỷ 18 tới thế kỷ 20 bởi một nhóm người Âu - Mỹ da trắng, dựa trên những câu chuyện và trải nghiệm thực địa với đàn ông bản địa. Theo lời bà Lee Sang-Hee, những ghi chép này không đề cập nhiều tới nhận định của người phụ nữ địa phương.
Trong giai đoạn thập niên 70-80, các nhà khảo cổ dần tổng hợp thêm những bằng chứng cho thấy phụ nữ không chỉ hái lượm, họ còn là nhưng thợ săn tài ba. Thế nhưng định kiến vẫn tồn tại trong tư tưởng của đám đông, một phần do cách mô tả các cộng đồng săn bắt hái lượm của các bảo tàng và giớitruyền thông. Ví dụ, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2019 có bút tích của nhà nghiên cứu Lee Sang-Hee, truy vấn “người tiền sử” trên Google Hình ảnh cho thấy 207 kết quả mô tả một thợ săn nam giới, trong khi đó chỉ có 16 kết quả cho thấy phụ nữ tham gia săn bắt.
Minh họa hình vẽ của người tiền sử lên tường hang.
Để làm rõ vấn đề này với quy mô toàn cầu, nhà nhân loại sinh học Cara Wall-Scheffler đã lục tìm trong bộ dữ liệu D-PLACE lưu giữ thông tin về khoảng 1.400 nhóm người bản xứ, thu thập được trong giai đoạn cuối những năm 1800 và tới những năm 2010. Cộng tác với nhóm sinh viên đang theo học tại Đại học Seattle Pacific, bà Wall-Scheffler đã xác định được 391 cộng đồng săn bắt hái lượm và đồng thời, thu thập những báo cáo xoay quanh họ.
Truy tìm dữ kiện chú trọng vào hoạt động “săn bắt”, bà Wall-Scheffler và các sinh viên đã tìm ra 63 nhóm người sinh sống bằng săn bắt hái lượm tại Châu Mỹ, Châu Phi, trên Lục Địa Á-Âu, Châu Úc và Châu Đại Dương. Trong số đó, các nhóm nữ thợ săn xuất hiện trong 50 trên tổng số 63 cộng đồng được định danh.
“Tôi đã nghi ngờ rằng phụ nữ thường xuyên săn bắt”, bà Wall-Scheffler nói, và điều khiến bà ngạc nhiên là chủ đích của họ. Trong những cộng đồng có thợ săn là phái nữ, 87% số thợ săn chủ động săn bắt chứ không gặp con mồi dựa trên vận may. “Khi họ thức dậy vào buổi sáng, họ chủ động ra ngoài săn bắt”.
Báo cáo còn cho thấy xu hướng cá nhân trong sử dụng công cụ và cách thích ứng đa dạng của các nữ thợ săn. Một số sử dụng giáo, dao, rựa và nỏ, một số khác lại tận dụng chó săn hay bẫy. Phụ nữ không ngần ngại lần dấu những con mồi to lớn, bên cạnh đó có kỹ thuật gõ lên nền đất để dụ những con mồi nhỏ hơn lộ diện.
Việc trông con không mấy khó khăn với những cộng đồng này. Các nữ thợ săn hoặc ẵm theo con, hoặc để con lại với những thành viên khác trong cộng đồng; thỉnh thoảng, song hành với các nữ thợ săn là những đứa trẻ gần tới tuổi trưởng thành.
Chưa hết, nhóm khảo sát còn tìm ra sự khác biệt giữa chiến thuật đi săn của hai giới. Ví dụ, trong cộng đồng người Agta, nam thợ săn thường sử dụng cung và tên, trong khi đó dao là vũ khí ưa thích của nhóm nữ thợ săn. Nam giới khỏe mạnh thường đi săn một mình hay theo cặp, trong khi đó nữ thợ săn đi theo nhóm và đi kèm chó săn.
Nghiên cứu mới xóa bỏ định kiến "đàn ông đi săn, phụ nữ hái lượm".
Bên cạnh đó, không có luật lệ nào quy định trách nhiệm đi săn thuộc về ai. “Nếu có ai muốn săn, họ có thể cứ làm vậy thôi”, bà Wall-Scheffler nói. Trước đây, tại những khu vực khảo cổ, định kiến từng cho rằng những bộ xương nằm cạnh công cụ đi săn là nam giới, nhưng thực tế giám định gen cho thấy xương còn có thể thuộc về nữ giới.
Các học giả trong ngành khảo cổ đề cao giá trị của nghiên cứu mới. Chuyên gia nghiên cứu hoạt động săn bắt bằng giáo bằng công cụ đá, Annemieke Milks, tán dương kết quả nghiên cứu khi xóa bỏ định kiến tồn tại lâu đời. “[Báo cáo] đồng nghĩa với việc chúng ta phải nhìn lại về cách suy diễn quá khứ xa xôi”, bà nói, đồng thời nhận định kết quả đã “lật đổ hoàn toàn [định kiến] cho rằng đàn ông săn bắt, phụ nữ hái lượm”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn