Cuộc phiêu lưu có một không hai của 'siêu lừa' Nikolai Pavlenko
Quân đội Đức dính cú lừa chấn động / Khám phá vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử hiện đại Nga
Đại tá “rởm” Pavlenko đã bị kết án tử hình |
Nikolai Pavlenko sinh năm 1912 tại Ukraine. Bố của Pavlenko buôn bán ngũ cốc và sở hữu 2 nhà máy xay. Pavlenko được đi học ở trường nhà thờ xứ và làm thư lại của trưởng làng từ năm 13 tuổi. Năm 1928, Pavlenko bỏ nhà đến thành phố Minsk, Belarus và trở thành công nhân làm đường rồi vào học tại khoa Đường bộ, Đại học Bách khoa Belarus.
Trước đó, khi còn là thư lại, Pavlenko đã chuẩn bị cho mình các giấy tờ cần thiết với dữ liệu giả như bố là nông dân nghèo, khai tăng 4 tuổi... Khi việc giả mạo giấy tờ bị nhà trường phát hiện, hắn bỏ học và chuyển đến sống ở thị trấn Efimov và hành nghề trộm cắp. Năm 1935, Pavlenko bị bắt, nhưng được trả tự do sau khi hợp tác với đại diện Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) - tiền thân của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) chống lại hai người quen theo Chủ nghĩa Trotsky. Ông ta được vào làm việc tại một đơn vị xây dựng quốc phòng và leo lên chức chỉ huy trưởng công trường.
Tuy nhiên, Pavlenko vẫn không từ bỏ những cuộc phiêu lưu của mình. Hắn đã bán cả một toa tàu chở vật liệu xây dựng lấy tiền tiêu xài. Khi Chiến tranh thế giới II nổ ra, Pavlenko gia nhập quân đội, nhưng đào ngũ vào tháng 10-1941. Hắn trốn về sống tại thành phố Kalinin (nay là Tver), sau đó lấy vợ và làm công nhân cầu đường.
Khi chứng kiến Lyudvig Rudnichenko, một kẻ đào ngũ khắc được con dấu từ cao su, Pavlenko nảy ra ý định lập đơn vị quân đội. Sau đó, Bộ phận Xây dựng công trình quân sự số 5 (UVSR-5) trực thuộc Phương diện quân Kalinin đã xuất hiện ở thành phố Kalinin. Lyudvig giúp hắn làm giả các mẫu công văn, giấy tờ, con dấu của UVSR-5.
Pavlenko cũng làm cho mình các quyết định phong quân hàm Đại tá và bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng UVSR-5. Ông ta còn gửi yêu cầu tới Ban chỉ huy quân sự Kalinin xin quân nhân về phục vụ tại đơn vị. Khi quân số lên tới vài chục người, Pavlenko ký kết các hợp đồng làm đường, xây dựng nhà cửa với các tổ chức và đã thu được những khoản tiền lớn. Pavlenko coi việc đưa hối lộ là phương cách giải quyết mọi vướng mắc. Năm 1942, quân số của UVSR-5 lên tới 200 người.
Cùng với các đơn vị Hồng quân, Pavlenko và đồng bọn cũng tiến tới Berlin, nhưng để cướp tài sản và thu chiến lợi phẩm. Tất cả tài sản của bọn Pavlenko gồm mô tô, ô tô, máy kéo… được vận chuyển về Mátxcơva trên 30 toa tàu. Đến đầu những năm 1950, Pavlenko không còn che giấu sự giàu có của mình. Ông ta sử dụng xe ô tô Pobeda và mua nhiều đồ cổ.
Tuy nhiên, thân phận của Pavlenko đã bị lật tẩy từ việc nhỏ. Ông ta yêu cầu binh sĩ mua trái phiếu Chính phủ. Dù có nộp tiền, nhưng một binh sĩ đã không nhận được trái phiếu. Thay vì báo cáo lãnh đạo, người này gửi đơn khiếu nại lên Viện công tố và cuộc điều tra được bắt đầu…
Tháng 11-1952, hơn 400 người, trong đó Pavlenko và Lyudvig đã bị bắt. Cơ quan điều tra còn phát hiện bộ quân hàm cấp tướng mà Pavlenko đã chuẩn bị để phong cho mình. Nhiều con dấu, giấy tờ, tài liệu, 6 ô tô cỡ nhỏ, 62 xe tải, 100 đơn vị vũ khí gồm súng ngắn, súng trường… của tổ chức tội phạm này đã bị thu giữ.
Chỉ có 17 đối tượng bị cáo buộc tham gia hoạt động phản cách mạng, phá hoại sản xuất công nghiệp, tuyên truyền chống Liên Xô. Ngày 4-4-1955, Pavlenko đã bị Tòa Quân khu Mátxcơva tuyên phạt tử hình và bị tịch thu tài sản. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 5 năm đến 25 năm tù.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng