Khám phá

Cuộc sống bi thảm của các hoạn quan Trung Quốc

Từ thời Đông Hán, cung cấm của các hoàng đế Trung Quốc mới bắt đầu yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung trở thành hoạn quan.

Phi tử của vua một khi bị nhốt vào lãnh cung là xem như mất hết, tại sao thái giám vẫn tranh nhau đi theo hầu hạ? / Chuyện tình giữa thái giám và cung nữ Trung Quốc

Thái giám là những người đàn ông “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục) để trở thành “người trung tính”, cả cuộc đời làm nô bộc hầu hạ hoàng đế và gia đình của hoàng đế trong triều đình Trung Quốc. Trong sử sách và dân gian, người ta còn gọi thái giám là hoạn quan, công công, nội quan, nội thần, nội giám.

Có những thái giám bẩm sinh và được gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắnbóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại.

Bí ẩn

Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ” trở thành “trung tính”.

Ông Tôn Diệu Đình, thái giám còn sống cuối cùng của phong kiến Trung Quốccho biết, vệc đầu tiên của người muốn trở thành thái giám là “tịnh thân”, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, khiến họ trở thành người "không hoàn thiện". Từ thời Quang Tự nhà Thanh, một nơi chuyên tịnh thân đã xuất hiện trong ngõ Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Bí ẩn
Hoạn quan Trung Hoa luôn phải theo hầu hoàng đế, hoàng hậu Trung Hoa

Sau khi vào trong cung, trừ vài người có quyền thế, đa số thái giám chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi để sống qua ngày. Thậm chí họ phải chịu đựng cuộc sống rất thê thảm. Thái giám là người có thể cảm nhận rõ nhất câu nói “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ”. Theo sử sách, trong mắt của Từ Hy thái hậu, tính mạng của thái giám còn không bằng con kiến dưới chân bà. Hậu cung quy định: “Thái giám thắp đèn không cẩn thận, ngủ gật trong giờ trực đêm, gây ồn ào, tự ý đưa chuyện trong cung ra ngoài, không phục tùng thái giám cấp trên sẽ nhận 40 roi. Nếu thái giám đưa tin đồn, xin phép về nhà mà quay lại muộn nhận 20 đến 30 gậy”.

Bí ẩn
Quá trình "tịnh thân" để trở thành thái giám

Nhiệm vụ của hoạn quan là làm đủ thứ việc trong nội cung, như trà nước, xe kiệu, chợ búa, hầu hạ hoàng đế, thái hậu, phi tần, truyền mệnh lệnh vua, liên lạc thông tin và canh phòng, bảo vệ an ninh các cung điện. Thái giám hầu cận bên vua bao giờ cũng được tuyển chọn rất kỹ, còn lại là cung dám làm các việc vặt như quét tước nhà cửa, chăm sóc cây cối, cất giữ hóa phẩm... Như vậy, thái giám là một hệ thống nội quan chỉ phục vụ công việc hàng ngày trong cấm cung, không liên quan gì đến triều đình.

Cuộc sống của thái giám cũng chẳng sung sướng gì khi thường là đề tài để cho người ta diễu cợt, châm chọc lắm khi rất tàn nhẫn. Ở Bắc Kinh có một khu vực tên là "Thiên Kiều" là nơi có trình diễn những nghệ thuật dân gian, trong đó có một loại hí kịch gọi là "tướng thanh" bao gồm hai người, kẻ xướng người đáp trong đó thái giám thường bị lôi ra làm trò cười.

Bí ẩn
Tượng thái giám ngày xưa của Trung Quốc

Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế diễu. Trong một xã hội còn kém văn minh, những người bất hạnh vì cơ thể bị khuyết tật không được xã hội ưu đãi mà thường bị ngược đãi.

Nhìn vào cuộc đời của một thái giám, người ta có thể dùng hai chữ “bi thảm” để miêu tả. Khi sống, thái giám không được làm người. Khi họ chết, người ta đưa xác ra khỏi cung và chôn ở ngoại thành. Những người thái giám bình thường còn không có tấm bia trên phần mộ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm