Trung Quốcthời cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ vị trí chí cao vô thượng nên mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày đều được chăm lo cẩn thận, vấn đề ăn uống cũng thế.
Không ít người cho rằng, Hoàng đế nắm quyền sinh sát trong tay, có cả thiên hạ nên ăn gì cũng được. Tuy nhiên, theo ghi chép củavị Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng là Phổ Nghi, chuyện ăn uống của vua chẳng hề tự do, thoải mái như thế. Để tránh bị đầu độc, Hoàng đế không được phép ăn 3 miếng/món.
Nếu ăn như thế, với lượng món ăn không hề nhỏ trong mỗi bữa ăn của Hoàng đế thì lượng đồ thừa sẽ đi đâu? Thực tế, đồ ăn thừa rất ít khi bị bỏ bởi các Thiên tử thời ấy đều coi trọng việc tiết kiệm.
Thức ăn thừa của Hoàng đế được xử lý ra sao?
TheoQulishi, lượng thức ăn thừa của Hoàng đế sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến dưới đây:
1. Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Việc ban món ngon cho những mỹ nhân hậu cung không còn là chuyện xa lạ, nhưng khi ban chúng cho các quan viên trong triều lại mang theo nhiều ý nghĩa khác. Thời cổ đại, vật phẩm thường xuyên được vua thưởng cho quan viên là vàng bạc châu báu, nhưng đối với họ núi vàng núi bạc này không bằng vài món ăn vua ban.
Cổ nhân Trung Hoa cho rằng, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm là mời đối phương đến nhà ăn cơm, việc Hoàng đế đem món ăn mình dùng ban thưởng cho đại thần là một ân huệ vô cùng lớn, cho thấy các quan viên có vinh dự được ăn chung món với Thiên tử.
Quan trọng hơn, ở phép tắc thời xưa, người được vua ban đồ ăn phần lớn là sủng thần hoặc đại thần, phần vì coi trọng chiến công, phần vì tin tưởng và trọng dụng nên Hoàng đế mới làm thế.
2. Để cung nữ, thái giam mang đi 'tiêu thụ'
Thực tế, các món ăn không được ban cho đích danh người nào mà trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám. Thế nhưng họ không tranh đoạt để ăn mà để mưu lợi cho bản thân.
Theo đó, những cung nữ thái giám này sẽ lén lút giấu đồ ăn thừa của vua, mang ra ngoài cung bán cho các tửu điếm lớn. Mỗi món Hoàng đế chỉ ăn vài miếng, có món còn không đụng đũa nên rất khó phát hiện được đây là dồ thừa. Hơn nữa, trù nghệ của các đầu bếp trong cung đều rất giỏi, nên nhưng món ăn được bán ra ngoài với giá cao.
Một vài quán rượu còn cố ý thu thập đồ thừa của Hoàng đế, sau đó nghiên cứu để chế biến ra món tương tự rồi tuyên bố đó là những món vua đã dùng qua, khiến nhiều người giành mua cho bằng được dù mức giá đắt đỏ.
Do đó, có thể thấy những thứ bị Hoàng đế xem là "cơm thừa canh cặn" đã trở thành sản phẩm 'hái ra tiền' thời cổ đại.