Cuộc sống của các vương gia Thanh triều: Xa hoa tới mức hậu thế khó tưởng tượng!
Trước sự lên ngôi của một số bộ phim cung đấu cổ trang lấy bối cảnh nhà Than trong một vài năm trở lại đây, cuộc sống của các nhân vật hoàng tộc thuộc triều đại này đã trở thành một trong những chủ đề nhận được sự không ít quan tâm của hậu thế.
Thế nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ biết tới cuộc sống sung sướng như "ngồi trên núi vàng núi bạc" của Hoàng đế và cung phi của vương triều ấy, vậy còn những nhân vật khác thuộc hoàng tộc như các Vương gia thời bấy giờ thì sao? Liệu rằng đời sống nơi vương phủ của họ có khác biệt nhiều so với chốn thâm cung hay không?
Theo nhận định của chuyên trang lịch sử Qulishi (Trung Quốc), mặc dù không thể so sánh về độ xa hoa với nhà vua, thế nhưng các vương gia Thanh triều cũng sở hữu cuộc sống khiến cho quý tộc hay thường dân thời xưa và thậm chí cả những người thuộc thời đại ngày nay cũng không khỏi trầm trồ.
Phía sau cuộc sống "cá chậu chim lồng" của các vương gia thời nhà Thanh
Nếu xét về độ tự do, các thành viên hoàng tộc Thanh triều thời xưa vẫn thua xa so với người hiện đại. Tầng lớp Vương gia thời bấy giờ cũng không phải ngoại lệ.
Bởi lẽ, Hoàng đế vì muốn củng cố quyền lực của mình nên nghiễm nhiên sẽ không để cho các nhánh khác trong tông thất có cơ hội lớn mạnh hoặc có đất mưu toan gây dựng cơ đồ riêng.
Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này chính là để tập trung toàn bộ các Vương gia ở tại kinh thành, bề ngoài thì ban cho họ một tòa vương phủ rộng lớn nhưng thực chất lại giống như giam giữ những thành viên hoàng tộc ấy trong lồng son.
Một khi không có chỉ dụ đặc biệt từ Hoàng đế, các Vương gia sẽ chẳng có cơ hội rời khỏi kinh thành. Thậm chí có những người cả đời chỉ quẩn quanh trong kinh đô, ngay tới việc du ngoạn tứ phương cũng chỉ là mộng tưởng.
Mặc dù kinh thành là nơi phồn hoa đô hội bậc nhất, thế nhưng thời cổ đại vốn không có nhiều trung tâm giải trí như hiện đại, những thú vui giải sầu của người xưa cũng chẳng thể nào phong phú, đa dạng như ngày nay.
Do đó để tiêu khiển qua ngày, tầng lớp vương gia thời bấy giờ đã sáng tạo ra không ít trò vui. Theo Qulishi nhận định, cuộc sống của những thành viên hoàng tộc này vốn chẳng hề thua kém so với các tiểu thư, công tử xuất thân trong những gia đình giàu có thời hiện đại, thậm chí về độ xa xỉ còn cao hơn rất nhiều.
Những tuyệt chiêu ăn chơi hưởng lạc xa xỉ tới mức khó tưởng tượng
Cuộc sống của các Vương gia thời nhà Thanh nhìn chung có thể gói gọn trong 4 chữ "ăn uống hưởng lạc", chia làm 3 phương diện rất rõ ràng là ăn, uống và tiêu khiển.
Trong số đó, phương diện đầu tiên được họ chú trọng hơn cả chính là ẩm thực. Cổ nhân có câu "dân vĩ thực vi thiên", ý nói bách tính lấy ăn làm đầu, các vương gia thời bấy giờ cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên điều đáng nói nằm ở chỗ, họ đã nâng tầm phương diện ẩm thực lên một mức độ cầu kỳ và xa xỉ hơn rất nhiều.
Ngay cả khi chỉ dùng một bữa điểm tâm nhẹ, các vương gia cũng biến quá trình này trở nên tốn kém và phức tạp hơn bao giờ hết.
Mỗi món ăn của tầng lớp ấy đều cần tới các nguyên liệu sơn hào hải vị với mức giá trên trời. Ví dụ như nấu món canh gà hầm, đầu bếp trong vương phủ cũng phải lựa chọn gà ác quý hiếm nấu cùng tùng nhung - loại nấm được xem là đắt đỏ nhất.
Chưa dừng lại ở đó, dụng cụ dùng bữa của các vương gia thường được tạo tác từ bạc, nếu quý giá và "chịu chơi" hơn thì sẽ dùng ngọc mà chế thành.
Như vậy, một bữa cơm "giản dị" đối với họ mà nói thực chất đã tiêu tốn lượng tài vật khó mà đếm xuể.
Phương diện thứ hai được các vương gia Thanh triều chú trọng chính là thức uống.
Nếu như ngày ngày chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại việc uống rượu ngâm, những nhân vật thừa tiền tài và thời gian như họ chắc chắn sẽ chẳng mấy mà cảm thấy nhàm chán. Bởi vậy mà đối với phương diện uống, các vương gia Thanh triều cũng hao tốn không ít tâm tư.
Vào thời đại bấy giờ, những vật dụng có công năng làm mát như tủ lạnh còn chưa xuất hiện, tuy nhiên mùa hè vốn chẳng kém phần oi bức.
Để có đồ uống mát vào những ngày nắng nóng, các vương gia sẽ bỏ ra một số bạc khổng lồ từ mùa đông để chế tạo phòng băng trong phủ.
Thậm chí họ còn sẵn sàng vung tiền làm các loại "xe băng" chỉ để đông lạnh những nguyên liệu chế tạo đồ uống, mà trái cây là một trong số đó.
Sau khi đã đáp ứng được những yêu cầu về phương diện ăn, uống, các vương gia nhà Thanh lại hao tâm tổn trí để sáng tạo ra các thú tiêu khiển mới nhằm phục vụ cho việc giải trí.
Thú vui đơn giản và phổ biến nhất vào thời bấy giờ chính là ngắm hoa, câu cá, săn thú. Tuy nhiên khi đã nhàm chán với những việc này, họ sẽ chuyển sang một trò tiêu khiển khác có phần thú vị hơn. Đó là nuôi dế, chọi dế.
Vào thời nhà Thanh, chọi dế vốn là trò chơi giải trí hết sức thịnh hành của giới quý tộc Bát kỳ. Điểm đáng nói nằm ở chỗ, một con dế quý cũng có thể sở hữu mức giá trên trời.
Ngay tới đồ đựng dế, lồng nuôi dế cũng phải do những thợ mộc cao tay đích thân chế tạo, và giá trị của chúng vốn là thứ mà thường dân bách tính khó có thể tưởng tượng nổi.
Chưa dừng lại ở đó, các vương gia thời bấy giờ còn sẵn sàng bỏ ra cả đống của cải để thiết kế những hoa viên hoặc lâm viên tại gia để thưởng ngoạn, cũng có khi sẽ mời bằng hữu tới đây uống rượu, vui đùa.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy cuộc sống của các vương gia Thanh triều cũng chẳng kém phần náo nhiệt, phong phú.
Có ý kiến còn cho rằng, so với người hiện đại ngày ngày bị chi phối với các thiết bị điện tử như ngày nay, cuộc sống của những vương gia thời xưa với tiền tài và thời gian có sẵn trong tay thực chất còn tiêu dao tự tại và thoải mái hơn rất nhiều…
Theo Trần Quỳnh/Trí thức trẻ
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm