Khám phá

Cuộc thi nhan sắc ở vùng đất của mỹ nhân

Hội thi hoa khôi là ngày trọng đại nhất của vùng Danba, Tây Tạng. Mỗi làng đề cử một người đại diện tham dự. Cô gái thua cuộc sẽ bị coi là làm mất mặt cả gia đình và bản làng.

“Cụ rùa” già nhất thế giới vui hưởng cuộc sống suốt gần 2 thế kỷ / Kinh ngạc những tác phẩm bằng rơm

Xin trích dịch bài đăng từSouth China Morning Post, đề cập đến cuộc thi nhan sắc hàng năm ở một thị trấn vùng cao Trung Quốc - nơi được mệnh danh là mảnh đất của những mỹ nhân.

Thị trấn Danba thuộc khu tự trị Tây Tạng nằm vắt vẻo giữa những vách đá cao và dòng sông chảy dọc phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Những người phụ nữ dân tộc nơi đây được biết đến với nhan sắc xinh đẹp và tính cách mạnh mẽ.

Danba còn từng là vương quốc thần thoại do những nữ vương quyền lực cai trị và được mệnh danh “Thiên Điêu Cổ Quốc”.

Cuộc thi nhan sắc ở vùng đất của mỹ nhân-1
Vùng đất Danba nổi tiếng với những cô gái mỹ miều - hậu duệ của chim phượng hoàng cổ đại.

Truyền thuyết kể rằng từ thời xa xưa, khi con người và muông thú vẫn còn giao tiếp được với nhau, một con chim phượng hoàng đã bay đến ngọn núi Murdo linh thiêng và hóa thân thành hàng nghìn phụ nữ đẹp tuyệt trần.

Họ duy trì dòng dõi của mình bằng cách thức mẹ truyền con nối. Tại đây, chế độ mẫu hệ được đề cao, đàn ông chỉ là thứ yếu trong xã hội. Hiện những thiếu nữ sinh sống nơi đây vẫn được tin là hậu duệ của chim thần.

Ngày hội lớn nhất trong năm

Ngày nay, thị trấn Danba vẫn duy trì cuộc thi nhan sắc hàng năm dựa trên truyền thuyết cổ.

Tại địa điểm tổ chức, người dân địa phương nườm nượp kéo đến xem. Những người bán rong tranh thủ ngày hội để bán bóng bay và các chuỗi hạt cườm to, cùng những thùng mì gói ở dọc đường.

 

Khán giả tới dự hội cũng lộng lẫy không kém gì thí sinh. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều mặc áo khoác nhung đen và những chiếc váy tự thêu nhiều màu. Cổ của họ nặng trĩu đồ trang sức và cả mái tóc tết đen dày được trang trí bằng những chiếc trâm bạc.

Cuộc thi nhan sắc ở vùng đất của mỹ nhân-2
Mỗi làng cử một đại diện tham gia "đấu trường nhan sắc" - ngày hội lớn nhất của Danba.

Cuộc thi hoa khôi là ngày trọng đại nhất của thị trấn. Mỗi làng đều đề cử một thiếu nữ dự thi. Người chiến thắng sẽ giành được Bông hoa Vàng, hai giải nhì nhận Bông hoa Bạc và ba giải khuyến khích là Bông hoa lựu”, một cảnh sát địa phương giải thích.

Người đàn ông này cũng bày tỏ sự tiếc nuối: “Thật đáng tiếc, chúng tôi phải đảm bảo an ninh trật tự cho ngày hội nên không xem được chương trình. Chúng tôi phải quay lưng lại với các người đẹp”.

Mỗi thí sinh thể hiện một tài năng: hát, nhảy, diễn thuyết, thậm chí là ảo thuật. Người xem thường ồ lên thích thú khi thấy cô gái nào vấp hoặc quên lời thoại.

 

Ở cuộc thi năm nay, các giám khảo cho rằng chất lượng thí sinh “đặc biệt tốt”, khiến họ gặp nhiều khó khăn khi chấm điểm.

Khi danh sách những cô gái lọt vào vòng chung kết được công bố, các thí sinh bị loại cùng gia đình của họ vội vàng rời đi.

Cuộc thi này có sự hiện diện của hầu hết người dân từ mọi bản làng. Vì vậy, nếu bạn thua cuộc, không chỉ bạn mà gia đình, làng xóm của bạn cũng sẽ cảm thấy mất mặt”, Lhamo - sinh viên đại học ở thành phố Thành Đô, một trong những thiếu nữ vào vòng chung kết - nói.

Dorje Xiamu - người từng đạt giải Bông hoa Bạc nhiều năm trước - cho biết thời điểm cô tham gia cuộc thi không có các màn trình diễn tài năng. Tất cả được đánh giá dựa trên chiều cao, dáng người và nhan sắc.

Xiamu xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo đói, lại chỉ có 4 năm đi học nên chiến thắng ở đấu trường nhan sắc không giúp gì mấy cho tương lai của cô.

 

Những hoa khôi ngày nay là các sinh viên đại học hoặc đi làm ở thành phố. Vì vậy, họ được hưởng lợi nhiều hơn từ danh tiếng”, cô chia sẻ.

Thời đó, phần thưởng cho giải Bông hoa Bạc của Xiamu chỉ có 500 nhân dân tệ, tương đương khoảng75 USDhiện nay.

Những mỹ nữ, mỹ nam đa tình

Người dân ở khu tự trị Tây Tạng (phía tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vẫn còn lưu truyền câu nói nổi tiếng về ba vùng nơi đây: U-Tsang có tôn giáo tốt nhất, Amdo có những con ngựa đẹp nhất và Kham có những người đàn ông đẹp trai nhất.

Cuộc thi nhan sắc ở vùng đất của mỹ nhân-3
Những người đàn ông vùng Kham trong trang phục truyền thống.

 

Đàn ông làng Daofu thuộc vùng Kham và đàn bà ở Danba - những mỹ nữ trong truyền thuyết - có nhiều mối tình vụng trộm bởi nam giới Danba nổi tiếng say xỉn, còn phụ nữ Kham thường trở thành nữ tu.

Ngoài ra, hầu hết cuộc hôn nhân tại đây đều do gia đình sắp đặt nên nhiều cặp vợ chồng không mấy hòa thuận”, Dawa - một tài xế người Daofu - chia sẻ.

Anh cho biết bản thân có tới ba người tình, trong đó có một mỹ nữ giành giải Bông hoa Bạc - người mà Dawa cho rằng yêu anh nhất, sẵn sàng giặt đồ cho anh khi vợ đi vắng.

Cả hai chúng tôi đều đã lập gia đình và có con. Vì vậy, chúng tôi không muốn phải ly hôn. Hơn nữa, tôi đã rất vất vả để có thể cưới được vợ. Cô ấy cũng là hoa khôi đạt giải nhì trong cuộc thi nhan sắc hàng năm. Vợ tôi đã từ chối mọi lời cầu hôn khác để lấy tôi”, Dawa thổ lộ.

Anh thừa nhận cuộc sống ở “thung lũng sắc đẹp” không mấy dễ dàng, nhất là khi anh bị kẹt giữa hai mỹ nữ từng là Bông hoa Bạc của vùng.

 

Tôi không dám cầu nguyện vì tôi biết mình là một kẻ gian dối. Thế nhưng, thần linh cũng phải chịu trách nhiệm khi khiến đời sống của tôi phức tạp đến vậy”, Dawa nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm