Cương thi thủy tổ: Bốn ‘xác sống’ đầu tiên trong thần thoại Trung Hoa
Giai thoại về vị hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng cuồng si / Hóa ra đây là lý do Hạng Vũ được coi là đệ nhất chiến thần Trung Hoa
Cương thi là sinh vật xuất hiện trong thần thoại Trung Hoa. Chúng được miêu tả như những kẻ vô hồn vô phách, bất tử bất hủ. Khác với những hình ảnh mà người đời sau tô vẽ cho cương thi, trong thần thoại ban đầu, cương thi có nguồn gốc khá thần thánh với bốn thủy tổ sở hữu sức mạnh vô biên: Doanh Câu, Hạn Bạt, Hậu Khanh và Tương Thần.
Doanh Câu
Doanh câu vốn là tướng dưới trướng của Hoàng Đế. Trong một lần giao chiến với Xi Vưu, Doanh Câu bất tuân lệnh nên dẫn đến bại trận. Để trừng phạt lỗi của thuộc hạ, Hoàng Đế đã ra lệnh cho Doanh Câu đi bảo vệ Hoàng Tuyền Minh Hải (tức Suối Vàng hay Địa Ngục). Doanh Câu vì vậy đem lòng bất mãn.
Khi cảnh gác Hoàng Tuyền Minh Hải, Doanh Câu gặp được một phần hồn phách của Hống, bèn dốc sức muốn đánh tan phần hồn phách này. Tuy nhiên, sức của Doanh Câu không sánh được với Hống, nên cuối cùng hắn lại bị Hống nhập hồn chiếm xác.
Cuối cùng Doanh Câu bị Hống dụ dỗ, chấp nhận dung hợp cả thể xác và linh hồn. Cơ thể hắn biến thành tử thi nhưng rắn chắc bất hoại, sức mạnh tràn trề, thần lực kinh hồn. Doanh Câu quyết định đại chiến với Hoàng Đế để báo thù xưa. Hai bên giao chiến 49 ngày đêm, cuối cùng Hoàng Đế dùng đến Hiên Viên thần kiếm – khắc tinh của thi khí trên người Doanh Câu, nhờ vậy mà giành được thắng lợi. Doanh Câu sau khi thua trận thì bỏ chạy bặt vô âm tín.
Hậu Khanh
Hậu Khanh lúc sinh thời cũng là một thuộc hạ dưới trướng Hoàng Đế. Hậu Khanh xông pha trận mạc, anh dũng thiện chiến. Trong một lần giao chiến với Xi Vưu, Hậu Khanh không may qua đời. Sau khi chết, xác của Hậu Khanh phơi nắng phơi sương trên chiến trường, còn phần hồn lưu lạc ngày một tích oán hận. Phần hồn của Hậu Khanh oán trách Hoàng Đế không màng đến công lao giết địch khi còn sống mà để mặc xác hắn nằm bơ vơ trên chiến trường.
Oán khí của Hậu Khanh đã thu hút phần hồn còn sót lại của Hống. Để trả thù Hoàng Đế, Hậu Khanh tình nguyện dâng ba hồn bảy phách của mình để giúp Hống sống lại, còn Hống hồi sinh cơ thể đã chết của Hậu Khanh, biến hắn thành cương thi thủy tổ. Tuy là cương thi, nhưng Hậu Khanh có thể bay được, linh lực tuy không mạnh bằng Doanh Câu nhưng bù lại có thể gieo lời nguyền độc địa nhất.
Sau này Hậu Khanh bị Nữ Oa diệt trừ, trước lúc bị đánh tan hồn phách đã nguyền rủa những ai chết oan đều biến thành cương thi. Từ đó người ta có tục hỏa táng người chết để tránh họ biến thành cương thi.
Hạn Bạt
Hạn Bạt ban đầu là con gái của Hoàng Đế, tên Nữ Bạt. Nàng có nhan sắc xinh đẹp, tính tình lương thiện, nhưng lại mắc một căn bệnh nặng không thể chữa được. Một ngày nọ, phần hồn của Hống do Nữ Oa và Phục Hy phong ấn trốn thoát ra ngoài đã lẻn đến phòng Nữ Bạt rồi nhập vào xác nàng.
Sau khi bị Hống nhập, Nữ Bạt trở nên nhăn nhúm, cơ thể khô héo, cả người bốc nhiệt nóng bừng, còn tóc tai chuyển sang màu trắng rồi rụng hẳn. Nữ Bạt đi đến đâu thì hạn hán đến đấy nên bị Hoàng Đế xua đuổi về phương Bắc. Tuy hồn phách đã hòa vào với Hống, nhưng Nữ Bạt vẫn còn nhớ đến cha nên dốc sức trợ chiến khi Hoàng Đế giao đấu với Xi Vưu.
Dù có công lớn giúp Hoàng Đế thắng Xi Vưu, nhưng vì đi đến đâu lại gây hạn hán, khiến dân chúng lầm than đến đó lên cuối cùng Hoàng Đế đành ra lệnh cho Ứng Long đi tìm diệt Hạn Bạt.
Tương Thần
Tương Thần là cương thi mạnh nhất, đứng đầu cương thi thủy tổ, chuyên hút máu người (khác với 3 cương thi còn lại). Thế nhưng không ai biết nguồn gốc lẫn kết cục của hắn. Truyền thuyết kể rằng Hống từng yêu cầu Hạo Thiên giao cho hắn một nhánh của thần thụ. Sau này nhánh cây tiếp xúc với thể xác của Hống rồi dung nhập vào trở thành tạo vật sống, gọi là cương thi vương Tương Thần.
Tuy được người xưa đánh giá là đáng sợ nhất, sống lâu gần như bất tử, nhưng tung tích của Tương Thần không rõ ràng, cũng không biết kết thúc của hắn ra sao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo