Đại gia Bắc Giang chi tiền tỷ mua cây duyên tùng Nhật Bản 700 tuổi
Choáng ngợp những vườn cây triệu đô "độc nhất, vô nhị" của đại gia Việt / Cận cảnh cây đỗ quyên 300 năm tuổi, đại gia Lào Cai “hét giá” 1 tỷ
Với niềm đam mê cây cảnh Nhật Bản, anh Đinh Hồng Phong (Yên Dũng, Bắc Giang) đã sưu tầm cho mình cả một vườn cây cảnh nghệ thuật đến từ đất nước mặt trời mọc, trong đó chủ yếu là cây duyên tùng và thông.
Nổi bật nhất là tác phẩmcây duyên tùng 700 năm tuổi. Theo anh Phong cây duyên tùng này được nghệ nhân Takahiro Kato tạo tác, ông là nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng ở Nhật và trên thế giới.
Sau khi mua cây, để đảm bảo cây sống tốt ở môi trường, khí hậu Việt Nam, các nghệ nhân người Nhật phải sang Việt Nam trực tiếp trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây cho người Việt, anh Phong cho biết thêm.
Vị đại gia chia sẻ, những nghệ nhân cây cảnh người Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới, họ rất tỉ mỉ, sáng tạo, cẩn thận và rất giữ uy tín trong làm ăn. Họ bán cây cho mình nhưng họ vẫn sang thường xuyên để xem cây phát triển như thế nào.
Tuyệt phẩm duyên tùng 700 năm tuổi sinh trưởng rất tốt nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của nghệ nhân Nhật Bản. Cây cao khoảng 1m, tán rộng khoảng 1,2m, đường kính gốc khoảng 20cm.
Cây có dáng trực huyền, theo anh Phong, người Nhật họ làm cây theo phong cách tự nhiên, hạn chế uốn nắn và đặc biệt dáng cây nào cũng như một người cúi đầu chào, thể hiện sự khiêm tốn và tôn trọng người đối diện.
Toàn bộ phần gốc và thân cây đã hóa lũa, họ để một ít đường thân còn sống để nuôi tay, cành, bông tán
Thân cây tạo những rãnh lũa (phần thân cây chết) rất đẹp.
Tay cành được uốn công phu, tỉ mỉ theo phong cách của người Nhật
Anh Phong cho hay, người Nhật làm cây cảnh nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa điêu khắc, hội họa và bonsai nên nhìn cây đẹp như một bức tranh thiên nhiên sinh động.
Theo chia sẻ của nghệ nhân Takahiro Kato, chăm sóc cây cảnh là cả một nghệ thuật vì nó đang còn sống như con người, anh Phong nói.
Chủ nhân của tác phẩm cũng chia sẻ, điều quan trong đầu tiên trong việc trồng bonsai là ánh nắng, thứ hai là nhiệt độ, thứ ba là nước và điều quan trọng nữa là phải yêu cây và kiên trì.
Anh Phong không tiết lộ về giá trị của cây duyên tùng 700 năm tuổi khi về đến Việt Nam nhưng theo những người trong nghề cho biết, cây này nếu bán ra không dưới 3 tỷ đồng.
"Tôi hy vọng vườn cây Nhật Bản là nơi giao lưu, chia sẻ kỹ thuật chăm sóc bonsai Nhật Bản ở Việt Nam"anh Phong nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?