Đài thiên văn chụp được "xác sống" ăn thịt hành tinh: tương lai Trái Đất?
Vũ trụ ma quái: 5 vật thể đáng sợ nhất đang bao vây Trái Đất / Khả năng tồn tại của đa vũ trụ là bao nhiêu?
Sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra, một nhóm khoa học gia đã xác định được hiện tượng vật chất của một hành tinh dần di chuyển vào bầu khí quyển của một sao lùn trắng, là ngôi sao mẹ đã chết của nó. Đó là sao lùn trắng G 29-38, nằm cách xa chúng ta 57 năm ánh sáng, đã chết từ 600 triệu năm trước, theo Science Alert.
![Đài thiên văn chụp được xác sống ăn thịt hành tinh: tương lai Trái Đất? - Ảnh 1. Đài thiên văn chụp được xác sống ăn thịt hành tinh: tương lai Trái Đất? - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2022/02/20/Dai-thien-van-chup-duoc-xac-song-an-thit-hanh-tinh-tuong-lai-Trai-Dat_1.jpg?format=webp)
Sao lùn trắng đang xé toạc và nuốt dần hành tinh - Ảnh: Đại học Warwick
Sao lùn trắng là một dạng "zombie" - "xác sống" - của vũ trụ. Đó là lõi thu gọn của một ngôi sao đã chết, tức đã cạn kiệt nhiên liệu, nhưng không hẳn đã ngừng hoạt động.
Trước đây, người ta từng quan sát thấy sao lùn trắng hoạt động như một ma cà rồng trong các hệ nhị phân, hút vật chất của ngôi sao đồng hành, nhưng đây là lần đầu tiên thấy nó ăn thịt một hành tinh mà chính nó đã sinh ra khi còn "sống".
Theo nhà vật lý thiên văn Tim Cunningham từ Đại học Warwick (Anh), họ đã lần ngược theo mô hình bồi tụ của sao lùn trắng để từ đó xem xét xem những gì đã rơi thêm vào cơ thể ban đầu, có thể là vật chất từ hành tinh, mặt trăng hay tiểu hành tinh.
Nhờ Chandra, các nhà khoa học đã cô lập G 29-38 khỏi các nguồn tia X khác xung quanh và nhận thấy tín hiệu tia X được tạo ra bởi sự bồi tụ, mà nguồn gốc của vật chất chính là hành tinh xấu số còn quay quanh nó.
Những năm gần đây giới thiên văn đã xác định rằng khi các ngôi sao chết đi, các hành tinh của nó vẫn còn sống, và thậm chí có sao lùn trắng tiếp tục sinh ra thế hệ thứ hai.
Mặt Trời của chúng ta trong vòng 5 tỉ năm tới có thể trở thành một "xác sống" tương tự. Nhiều kịch bản được đặt ra cho Trái Đất: bị nuốt chửng ngay từ giai đoạn sao khổng lồ đỏ trước đó; vẫn tồn tại nhưng nguội lạnh và tuyệt chủng; hoặc cũng có thể như hành tinh xấu số gần G 29-38.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý