Đám cưới xa xỉ nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại do Từ Hi Thái hậu tổ chức, tiêu tốn tới 77.000 tỷ
Bí ẩn bộ tộc tự nhận là hậu duệ của người ngoài hành tinh, có ngoại hình dị biệt / Bộ tộc 'độc nhất vô nhị' nhất châu Phi: Săn cá sấu, hà mã để sống qua ngày, đàn ông phải làm được điều này mới được lấy vợ
Quang Tự (1871 - 1908) là hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh, trị vì từ năm 1875 đến năm 1908. Hoàng đế Quang Tự là con trai của Thuần Thân Vương Dịch Hoàn. Thuần Thân Vương Dịch Hoàn là con trai của vua Đạo Quang và mẹ là em gái của Từ Hi Thái hậu. Năm 1874, vua Đồng Trị đột ngột băng hà mà không có con cái. Do vậy, Từ Hi Thái hậu và các đại thần đã họp bàn và cuối cùng chọn Quang Tự làm người kế vị. Theo đó, ông trở thành hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh.
Khi lên ngôi, do vua Quang Tự còn nhỏ tuổi nên Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính, xử lý chính sự và nắm quyền lực lớn trong triều. Vậy nên, Quang Tự trở thành vị vua bù nhìn.
Chân dung Hoàng đế Quang Tự.
Hoàng đế Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nhưng cuối cùng thất bại vì không thể thoát khỏi sự kìm kẹp, khống chế của Từ Hi Thái hậu. Nhiều người tham gia phong trào Duy Tân bị giết hoặc bị bắt. Vào ngày 14/11/1908, Hoàng đế Quang Tự đột ngột băng hà ở tuổi 38. Ngay ngày hôm sau, Từ Hi Thái hậu - người thực sự nắm giữ quyền lực trong triều suốt nửa thế kỷ cũng qua đời ở tuổi 74. Việc hai người đứng đầu triều đình nhà Thanh qua đời cách nhau trong chưa đầy 24 giờ đã khiến cả nước bàng hoàng.
Chân dung Từ Hi Thái hậu.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, đám cưới của Hoàng đế Quang Tự được xem là xa xỉ bậc nhất. Năm Quang Tự thứ mười bốn (1888), Hoàng đế Quang Tự đã tròn 18 tuổi, hôn lễ không thể trì hoãn được nữa. Vì vậy, Từ Hi đã ban chiếu chỉ cho phép Hoàng đế Quang Tự kết hôn vào tháng Giêng năm sau. Đối với Từ Hi, việc chọn vợ cho Hoàng đế Quang Tự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các phi tần của hoàng đế, đặc biệt là hoàng hậu, có mối quan hệ thân thiết nhất với hoàng đế và có ảnh hưởng đặc biệt đến tư tưởng cũng như hoạt động triều chính của hoàng đế. Sau khi nhà Thanh chiếm lấy Trung Nguyên, các phi tần của hoàng đế chủ yếu đều xuất thân từ các cô gái trong Bát Kỳ. Trong số những ứng cử viên cuối cùng được Thái hậu Từ Hi lựa chọn Diệp Hách Na Lạp. Theo đó, Từ Hi Thái hậu đã ban hành sắc lệnh phong cháu gái của mình là Diệp Hách Na Lạp làm hoàng hậu, hiệu Long Dụ và 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang làm quý phi, hiệu là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.
Quang Tự là hoàng đế hiếm hoi kết hôn sau khi đăng cơ, do đó mà đám cưới của ông được tổ chức hoành tráng đến mức không tưởng. Chính Từ Hi Thái hậu là người lên kế hoạch tổ chức với ngân sách rút từ Bộ Hộ 3 lần, số tiền lần lượt là 4 triệu lượng bạch, 1 triệu lượng bạc và 500.000 lượng bạc. Tổng tất cả là 5,5 triệu lượng bạc. Nếu quy đổi ra tiền hiện tại thì 1 lượng bạc tương đương 4130 tệ (14 triệu đồng), tức là đám cưới hoàng đế Quang Tự "ngốn" hết hơn 77.000 tỷ đồng.
Một số sử liệu có ghi chép lại rằng 5,5 triệu lượng bạc thực tế phân thành 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Tương đương với độ chịu chi của Từ Hi Thái hậu, hôn lễ diễn ra cực kì long trọng với những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn ngựa chiến hàng tuyển và bạt ngàn lễ vật đắt giá. Khi Hoàng đế Quang Tự lập gia đình, nhà Thanh đã lâm vào khó khăn bên trong và bên ngoài, nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra. Để chuẩn bị cho đám cưới của Hoàng đế Quang Tự, chính quyền nhà Thanh tiếp tục yêu cầu các tỉnh cấp những khoản tiền khổng lồ, điều này càng làm gia tăng xung đột xã hội và đẩy nhanh sự sụp đổ của nhà Thanh. Hậu thế cho rằng đám cưới xa hoa này chính là một trong những lý do khiến nhà Thanh suy sụp vì thâm hụt khoản tiền đầu tư cho quân đội.
Sở dĩ Từ Hi Thái hậu đầu tư cho ngày trọng đại của Quang Tự được cho là xuất phát từ tình thương dành cho người cháu được nhận làm con nuôi này. Thái hậu từng mô tả Quang Tự như sau: "Từ nhỏ ốm yếu, tì vị hư nhược, lúc vào Tử Cấm Thành để lĩnh chỉ nối ngôi cũng không thể tự đi, phải có người ẵm. Hàng ngày ngự thiện phòng chuẩn bị mấy chục món ăn song đều không hợp khẩu vị của tiểu Hoàng đế. Có vẻ thân phụ mẫu không để tâm đến chế độ dinh dưỡng''.
Vốn được xem là có sự quan tâm đặc biệt tới Quang Tự song vì mâu thuẫn trong cách trị vì mà Từ Hi và người con nuôi này đã rơi vào thế đối đầu, kết cục Quang Tự nghi bị đầu độc mà chết, chủ mưu được cho là Từ Hi Thái hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?
Loài cá nhìn giống cá chạch, được ví như 'nhân sâm dưới nước', ngày xưa chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức
Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng