Khám phá

Đầm Thị Nại - Thắng cảnh gắn liền với những cột mốc lịch sử Việt Nam

Ngoài việc nổi danh là địa điểm du lịch nổi bật của tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại còn gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Lạc bước vào “tuyệt tình cốc” phiên bản miền Tây / Không thể rời mắt trước đồi cát đẹp bậc nhất Đông Nam Á ở ngay Việt Nam

Đầm Thị Nại là đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Ảnh: Butbi45.

Đầm Thị Nại là đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Ảnh: Butbi45.

Đầm có diện tích hơn 5.000 ha. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài.
Đầm có diện tích hơn 5.000 ha. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài.

Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (cảng Quy Nhơn). Ảnh: Nam Nguyen.
Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (cảng Quy Nhơn). Ảnh: Nam Nguyen.

Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), người con thứ tám của Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang đem thủy binh vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, được vua Chiêm Thành ngự giá nghênh kiến… Ảnh: Ảnh: Butbi45.
Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), người con thứ tám của Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang đem thủy binh vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, được vua Chiêm Thành ngự giá nghênh kiến… Ảnh: Ảnh: Butbi45.

Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) Trần Duệ Tông cho quân tiến vào cửa Thị Nại và kéo lên đánh thành Đồ Bàn. Bị Chế Bồng Nga lập mưu tiêu diệt gần hết tướng sỹ. Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Ảnh: Phạm Ngọc Duy.
Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) Trần Duệ Tông cho quân tiến vào cửa Thị Nại và kéo lên đánh thành Đồ Bàn. Bị Chế Bồng Nga lập mưu tiêu diệt gần hết tướng sỹ. Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Ảnh: Phạm Ngọc Duy.

Năm Quý Mùi (1403), quân Hồ Hán Thương lại vào Thị Nại để đánh Đồ Bàn, nhưng không thắng. Ảnh: Butbi45.
Năm Quý Mùi (1403), quân Hồ Hán Thương lại vào Thị Nại để đánh Đồ Bàn, nhưng không thắng. Ảnh: Butbi45.

Năm Canh Thìn (1470), vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân của vua Lê Thánh Tông hạ thành Đồ Bàn, giết 40.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Ảnh: Má Lúm.
Năm Canh Thìn (1470), vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân của vua Lê Thánh Tông hạ thành Đồ Bàn, giết 40.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Ảnh: Má Lúm.

Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, gần 300 năm (1470-1744), biển Thị Nại được gió yên sóng lặng. Ảnh: Lê Thy.
Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, gần 300 năm (1470-1744), biển Thị Nại được gió yên sóng lặng. Ảnh: Lê Thy.

Năm Nhâm Tí (1792). Quân Nguyễn Ánh cùng tướng Pháp là Dayot và Vannier, tục gọi là Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Văn Chấn dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn. Nguyễn Ánh đổ bộ, song liền đó bị quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ) kéo xuống đánh lui. Ảnh: Bảo Ngọc.
Năm Nhâm Tí (1792). Quân Nguyễn Ánh cùng tướng Pháp là Dayot và Vannier, tục gọi là Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Văn Chấn dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn. Nguyễn Ánh đổ bộ, song liền đó bị quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ) kéo xuống đánh lui. Ảnh: Bảo Ngọc.

Nhưng năm Ất Dậu, quân Pháp đổ bộ lên Thị Nại, quân Đại Nam không chống cự nổi phải đầu hàng. Thực dân Pháp dùng thành Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Quy Nhơn (tên cũ thời vua Lê-chúa Trịnh và chúa Nguyễn). Những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn ở Thị Nại từ khi quân Pháp chiếm đóng đều bỏ hoang. Đến triều Thành Thái (1889-1907) mới triệt hạ. Ảnh: Xuân Tuyến.
Nhưng năm Ất Dậu, quân Pháp đổ bộ lên Thị Nại, quân Đại Nam không chống cự nổi phải đầu hàng. Thực dân Pháp dùng thành Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Quy Nhơn (tên cũ thời vua Lê-chúa Trịnh và chúa Nguyễn). Những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn ở Thị Nại từ khi quân Pháp chiếm đóng đều bỏ hoang. Đến triều Thành Thái (1889-1907) mới triệt hạ. Ảnh: Xuân Tuyến.

Ngoài những dấu mốc lịch sử vừa kể trên thì đầm Thị Nại còn gắn liền với hàng loạt cột mốc lịch sử quan trọng khác. Ảnh Nguyễn Phước Hoài.
Ngoài những dấu mốc lịch sử vừa kể trên thì đầm Thị Nại còn gắn liền với hàng loạt cột mốc lịch sử quan trọng khác. Ảnh Nguyễn Phước Hoài.

Cầu Thị Nại. Ảnh: Halovietnam.
Cầu Thị Nại. Ảnh: Halovietnam.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm