Đàn cá voi sát thủ 'nhận nuôi' con non của loài cá voi 'kẻ thù' khiến các nhà nghiên cứu không hiểu vì sao
Bất ngờ trước "giác quan thứ sáu" của các loài động vật / Tại sao ngáp dễ lây ở tất cả các loại động vật
Một đàn cá voi sát thủ mới đây được phát hiện đang bơi cùng một con cá voi hoa tiêu non đơn độc. Đây được coi là một hiện tượng kỳ lạ khiến nhiều nhà khoa học 'đau đầu".
Theo NewsWeek, các nhà nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Icelandic Orcas đã phát hiện ra bầy cá voi sát thủ bơi gần một con cá voi hoa tiêu non tại một vùng biển gần Iceland trong tuần này. Trước đó vào mùa hè năm 2021, một hiện tượng tương tự cũng đã được quan sát thấy bởi tổ chức phi lợi nhuận Orca Guardians Iceland .
Theo một bài đăng trên mạng xã hội của nhóm Icelandic Orcas, các nhà nghiên cứu khi đang theo dõi một nhóm cá voi sát thủ đã bất ngờ phát hiện ra sự xuất hiện của một con cá voi hoa tiêu non đang bơi rất gần đó. Nó quanh quẩn bên một con cá voi sát thủ cái, vốn rất quen thuộc với những chuyên gia của tổ chức Orca Guardians Iceland.
Các nhà nghiên cứu ghi lại cảnh một con cá voi hoa tiêu non đang bơi cùng một con cá voi sát thủ trưởng thành vào năm ngoái. Một sự kiện tương tự đã được quan sát thấy trong tháng này ngoài khơi bờ biển Iceland.
"Ngoài những những con cá voi sát thủ, có vẻ như còn có sự xuất hiện của một con cá voi hoa tiêu mới sinh. Không có bất kỳ báo cáo nào cho thấy sự xuất hiện của cá voi hoa tiêu trong khu vực cả ngày hôm nay. Vậy con cá voi này đến từ đâu?" bài đăng của nhóm Icelandic Orcas viết.
"Điều này tạo một sự phức tạp trong việc nghiên cứu sự tương tác giữa cá voi hoa tiêu và cá voi sát thủ. Hoàn toàn không thể tin được!"
Mối 'thâm thù' giữa cá voi sát thủ và cá voi hoa tiêu
Chúng ta biết cá voi sát thủ là một loài động vật ăn thịt đầu bảng. Có nghĩa là chúng ăn thịt tất cả các loài sinh vật khác trong đại dương mà không có kẻ thù nào có thể đe dọa và ăn thịt chúng. Bản thân cái tên cá voi sát thủ đến từ việc chúng săn và ăn thịt cá voi (còn cá voi sát thủ thực chất thuộc họ cá heo). Ngoài ra, cá voi sát thủ còn ăn thịt cả cá mập, bao gồm cá mập trắng khổng lồ.
Khá ngạc nhiên, cá voi sát thủ dường như vẫn phải sợ một loài khác: Đó chính là cá voi hoa tiêu. Khi nghe thấy tiếng huýt sáo của chúng, những con cá voi sát thủ liền lẳng lặng quay đầu bơi đi.
Anna Selbmann, nghiên cứu sinh tiến sĩ đến từ Đại học Iceland cho biết: "Điều này khá bất thường vì cá voi sát thủ vốn là loài săn mồi đầu bảng. Thật kỳ lạ khi thấy chúng phải sợ một loài sinh vật nào khác".
Cá voi sát thủ và cá voi hoa tiêu có nhiều lần chạm trán nảy lửa trong lòng đại dương
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã từng chứng kiến cảnh những nhóm cá voi hoa tiêu lớn thực hiện các cuộc rượt đuổi tốc độ cao với những con cá voi sát thủ, buộc chúng phải nhanh chóng rời khỏi khu vực.
Khá thú vị, kích thước cá voi hoa tiêu lại nhỏ hơn cá voi sát thủ. Chúng chỉ dài được tới 6 m, nặng hơn 3 tấn, so với 9 m và cân nặng 6 tấn của cá voi sát thủ. Tất nhiên, bản thân cá voi hoa tiêu cũng có thể trở thành con mồi của cá voi sát thủ. Các nhà khoa học từng tìm thấy dạ dày của cá voi sát thủ chứa thịt của cá voi hoa tiêu.
Tại sao cá voi sát thủ lại nuôi dưỡng 'kẻ thù' của mình?
Quay trở lại với trường hợp con cá voi hoa tiêu non liên tục tương tác với đàn cá voi sát thủ vốn mới được phát hiện gần đây. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao đàn cá voi sát thủ lại…'cho phép' một con cá voi hoa tiêu non bơi cùng cả đàn, thay vì giết chết nó?
Theo Steve Byrne, người sáng lập Hiệp hội Orcas Toàn cầu và Tuần lễ Orca 2022, những con cá voi đã không hề nhầm lẫn khi "nhận nuôi" con cá voi hoa tiêu, vốn cũng họ hàng xa của chúng.
"Chúng không nghĩ (con cá voi non này) là một trong số chúng và cũng không nghĩ đó là thú cưng của chúng",
Trái lại, những con cá voi sát thủ đã cho thấy sự…đồng cảm với con cá voi hoa tiêu non và nhận nuôi nó, thay vì ăn thịt nó một cách dễ dàng.
"Cá voi sát thủ là một loài có trí thông minh rất phát triển. Chúng hiểu, thậm chí có thể có sự đồng cảm với những con vật cần sự giúp đỡ. Một con cá voi hoa tiêu non bị bỏ rơi một mình trong đại dương cần được chăm sóc để tồn tại."
Cá voi sát thủ có tính xã hội cao, sử dụng khả năng định vị bằng sóng âm để giao tiếp và săn mồi cùng nhau theo nhóm. Chúng có chế độ ăn uống đa dạng, từ cá, chim cánh cụt, chim biển, hải cẩu và thậm chí cả cá mập lớn và các loài cá voi khác.
Quan hệ gia đình dường như rất quan trọng đối với cuộc sống của cá voi sát thủ. Cứ cách 3 - 10 năm, cá voi sát thủ cái sinh một con non. Những thành viên còn lại trong đàn sẽ cùng nhau giúp trông coi con non.
Trong khi đó, cá voi hoa tiêu cũng có cấu trúc xã hội mẫu hệ rất giống với cá voi sát thủ, khi tất cả những con cả đàn cùng giúp nhau nuôi dạy con non. Đôi khi, các con cá voi non có thể bị tách khỏi đàm, hoặc thậm chí bị bỏ rơi. Chúng thường sẽ không tồn tại lâu một mình, do phải đối mặt với cơn đói khi không có sữa mẹ và các mối đe dọa từ những kẻ săn mồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ