Danh tính công chúa sống chết đòi yêu thái giám, đánh cả mẹ chồng vì dám nhìn lén cô vui vẻ bên 'nhân tình'
Thước phim hiếm ghi lại hình ảnh công chúa nhà Thanh 100 năm trước, diện mạo và thần thái đều khiến hậu thế trầm trồ / Cuộc đời đầy bi kịch của nguyên mẫu công chúa Kiến Ninh trong 'Lộc Đỉnh Ký'
Công chúa Phúc Khang là trưởng công chúa của Tống Nhân Tông, được vua cha yêu chiều hết mực. Tống Nhân Tông dù đông phi tần và có tới 3 hoàng tử, 13 công chúa nhưng con cái sống đến tuổi thành niên của ông lại rất hiếm, thậm chí trong mười mấy năm, công chúa Phúc Khang là con gái duy nhất của vua. Chính vì vậy, dù Tống Nhân Tông nổi tiếng "kiệt sỉ" nhưng với trưởng công chúa lại hết mực cưng chiều, yêu thương.
Trên thực tế, công chúa Phúc Khang cũng là người hoạt bát đáng yêu, thông minh lanh lợi, lại còn vô cùng hiếu thảo. Vua từng có thời điểm lâm bệnh nặng, công chúa Phúc Khang ngày đêm cận kề chăm sóc vua cha, còn thành khẩn cầu nguyện ông trời phù hộ cho vua cha sớm khỏi bệnh. Chính vì vậy sau khi khỏi bệnh, Tống Nhân Tông càng cưng chiều cô con gái này hơn.
Năm Phúc Khang công chúa 20 tuổi, cô được phụ hoàng tổ chức cho lễ sắc phong làmSung Quốc Công Chúa long trọng bậc nhất trong lịch sử, phong mẹ ruột của công chúa là Miêu Quý Phi làm Hiền Phi, chihàng chục vạn quan tiền để xây dựng phủ công chúa cho con gái. Thế nhưng, vì tâm tư cá nhân mà khi gả Phúc Khang công chúa đi, Tống Nhân Tông đã chọn con thứ của Lý Dụng Hòa là Lý Vĩ để liên hôn với nhà cậu ruột, tăng cường quan hệ của hai gia đình. Lý Vĩ ngoại hình có phần xấu xí nhưng cũng là người tài hoa, giỏi thư pháp. Tuy nhiên vì khác biệt quá lớn trong tính cách nên cuộc sống hôn nhân của cả hai không hề hạnh phúc.
Từ đó, Phúc Khang công chúa đã tìm đến thái giám Lương Hoài Cát để giải tỏa những u uất trong lòng. Lương Hoài Cát là nội thị bồi gả (tùy tùng theo công chúa về nhà chồng) của Phúc Khang, cóngoại hình khôi ngô, tuấn tú, biết ăn nói, tinh ý, giỏi quan sát, hiểu lòng chủ nhân. Cuộc tình không tình dục giữa họ được bồi đắp bằng sự hòa hợp trong tâm hồn. Nếu công chúa cau có, lạnh nhạt với chồng bao nhiêu thì đối với Lương thái giám lại vui vẻ bấy nhiêu.
Mẹ chồng của Phúc Khang công chúa là Dương thị đem lòng sinh nghi. Một đêm năm 1060, khi cả hai đang uống rượu, trò chuyện trong hoa viên, Dương Thị đã đứng một bên nhìn lén và bị công chúa Phúc Khang phát giác ra. Sau khi nổi trận lôi đình, đánh mẹ chồng không thương tiếc, công chúa lập tức quay về hoàng cung ngay trong đêm, tủi thân khóc lóc với phụ hoàng. Thời đó, công chúa có vai vế ngang hàng với mẹ chồng nên việc dùng hình không phải chuyện lớn. Chủ yếu nửa đêm hồi cung, mở cửa hoàng cung, phạm phải đại kỵ nên bị các đại thần nhưVương Đào, Đường Giới, Lữ Hối, Tư Mã Quang đều lần lượt dâng tấu đòi xử tội.
Vì yêu thương con gái nên Tống Nhân Tông đã không xử phạt Phúc Khang công chúa. Oan trái là con rể Lý Vĩ lại bị phạt tới Vệ Châu dù không làm gì sai. Công chúa hồi cung, "nhân tình" Lương Hoài Cát bị chuyển tới Tây Kinh Lạc Dương để quét dọn cung uyển khiến công chúa vô cùng uất ức, nhiều lần uy hiếp tự sát. Cuối cùng Tống Nhân Tông đành phải đưa Lương Hoài Cát quay về bất chấp dư luận. Năm 1070, công chúa Phúc Khang lâm bệnh qua đời, Lương Hoài Cát cũng qua đời sau khi công chúa qua đời không lâu. Mối tình nghiệt ngã đi ngược với luân thường đạo lý khi đó mới thực sự chấm dứt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu