Khám phá

Triều đại Trung Quốc này rất kỳ lạ: Đa số các Công chúa đều không sống quá 50 tuổi, tuổi thọ trung bình chỉ có 16

Cuộc sống của Công chúa nhà Mãn Thanh không hẳn đã hạnh phúc giống như trong tiểu thuyết miêu tả. Trên thực tế, họ lại vô cùng bi thảm, không hề vui vẻ như nhiều người nghĩ.

Món ăn yêu thích của Từ Hi trong suốt 10 năm, khi biết được thành phần, Thái hậu đã xử tử đầu bếp ngay lập tức / Cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu bắt đầu từ đôi tất. Chịu chi tiền khủng nhưng hóa ra là thứ rẻ tiền ai cũng có thể mua

Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các tác phẩm văn học với chủ đề xuyên không, có một số tác giả đã tạo dựng nên câu chuyện hư cấu xuyên không trở về làm Cách Cách nhà Mãn Thanh. Tuy cốt truyện rất sinh động, cuốn hút nhưng những tình tiết hư cấu này hoàn toàn không khớp với thực tế.Đầu tiên, cách cách nhà Mãn Thanh chưa hẳn đã là Hoàng nữ (Công chúa).

eabf0e9bf564425a81146f2154c1f146-ngoisaovn-w1080-h648 3

Ảnh minh họa.

Rất nhiều người cho rằng, cách gọi “Cách Cách” là nói tới Công chúa Mãn Thanh, nhưng đây là một ý kiến sai lầm. Nói một cách chính xác, chỉ cần là con gái nhà quý tộc trong Bát Kỳ thì đều có thể được gọi là Cách Cách.Ngoài ra, thời cổ đại còn có tiểu thiếp (vợ lẽ) của các thân vương cũng được gọi là Cách Cách để phân biệt với chính thất. Từ đó có thể thấy, nghĩa của cách gọi “Cách Cách” có thể là quý nữ, chứ không phải chỉ là Công chúa.

Thứ hai, cuộc sống của Công chúa nhà Mãn Thanh không hẳn đã hạnh phúc giống như trong tiểu thuyết miêu tả. Trên thực tế, cách cách triều Thanh lại vô cùng bi thảm, không hề vui vẻ như nhiều người nghĩ.Theo quy định tổ tiên của hoàng cung nhà Thanh, sau khi kết hôn, công chúa không được phép ở trong hoàng cung nữa, hoàng đế sẽ sắp xếp một ngôi nhà bên ngoài hoàng cung cho Công chúa ở. Trong cuộc sống hàng này, công chúa đã xuất giá vẫn phải tuân thủ các lễ tiết trong cung đình, không được phép tùy tiện ra ngoài gặp huynh đệ tỷ muội hay bố mẹ bên nhà chồng.

14987a3762194cebb803eff7a3b308d8-ngoisaovn-w640-h327 0

Ngay cả việc sinh hoạt ngủ nghỉ với chồng cũng là một chuyện rất phức tạp, rắc rối. Theo quy định, khi công chúa động phòng với chồng cũng phải có tuyên triệu (thông báo triệu tập) từ trước, giống như trước khi hoàng đế cho phi tần tới thị tẩm vậy. Quá trình tuyên triệu cũng rất rắc rối, mỗi lần như vậy công chúa còn phải tiêu tốn cả một số ngân lượng rất lớn.Khi xuất giá, bên cạnh công chúa đều có đem theo một vị “bảo mẫu”, cũng là vú nuôi mà Công chúa ngự dụng. Trước khi Công chúa tuyên triệu phò mã, buộc phải xin phép bảo mẫu, nếu không thì sẽ bị coi là vi phạm lễ tiết.

Ngoài việc tuyên triệu ra, bảo mẫu còn phụ trách các vấn đề ăn ở hàng ngày của Công chúa, giống như là bà quản gia vậy. Khi còn sống trong hoàng cung, vì Công chúa vẫn còn ở gần Hoàng đế nên các bảo mẫu vẫn không dám xấc xược. Nhưng một khi đã rời xa hoàng cung, bảo mẫu nắm trong tay quyền quản gia thì sẽ xấc xược chẳng kiêng kị điều gì do Hoàng đế nay đã ở xa rồi.

 

d66d51235be54d8e8e25567f4c064142-ngoisaovn-w640-h601 1

Nếu Công chúa muốn tuyên triệu phò mã thì sao? Có thể, nhưng phải chuẩn bị ngân lượng trước đã. Nếu như Công chúa không xin phép bảo mẫu trước, tự ý qua lại với phò mã, bảo mẫu sẽ nhảy vào can thiệp, cản trở quyết liệt, còn lôi đủ thứ lý lẽ quy tắc ra để mắng chửi công chúa không biết tuân thủ quy tắc này nọ.

Nữ giới thời cổ đại đa phần đều bảo thủ, nhu nhược, yếu đuối, đa số các Công chúa đều bị bảo mẫu quản lý nghiêm ngặt. Bởi chẳng có mấy vị Công chúa nào có thể nghe lọt tai mấy câu mắng chửi của bảo mẫu cả. Chính vì thế nên số lần động phòng của Công chúa triều Thanh với phò mã của mình đều rất ít. Đa số các Công chúa triều Thanh đều không thể sinh con cho phò mã của mình được, nguyên nhân chính là vì bảo mẫu giở trò bên trong.

18a2a10c174c4e2a8a77371a686e1595-ngoisaovn-w640-h858 2

Ngoài ra, nguyên nhân lớn khác khiến cuộc sống hôn nhân của các Công chúa triều Thanh không hề hạnh phúc là vì những cuộc hôn nhân của họ đa phần là những cuộc hôn nhân chính trị. Chúng ta đều biết, để thúc đẩy công tác ngoại giao, các Hoàng đế triều Thanh thường đem con gái của mình gả cho các gia tộc khác hoặc nước lân bang để tăng cường địa vị và quyền lực.

 

Thế nên, đa số các nàng Công chúa nhà Mãn Thanh tuổi còn nhỏ nhưng đã phải gả tới các vùng nghèo khổ, khó khăn ở phương bắc hay tây nam, dùng đôi vai gầy guộc non nớt của mình gánh vác trọng trách ngoại giao của quốc gia. Một cuộc hôn nhân chỉ có nhân tố chính trị thì sao có thể hạnh phúc được?

475-15894466643621128982531-ngoisaovn-w480-h480 4

Ái nữ Mục Khố Thập của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhi Cáp Xích chính là một ví dụ chân thực. Nàng Công chúa nhà Hậu Kim này đã phải chịu những hậu quả của cuộc hôn nhân chính trị như vậy. Khi mới 10 tuổi đã bị phụ thân gả cho Bố Chiêm Thái - thủ lĩnh của bộ lạc Ô La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích mong rằng có thể dùng cách này để làm yên lòng dã tâm bành trướng của lãnh tụ bộ lạc này.

Thế nhưng, chỉ một Công chúa nhỏ bé sao có thể áp chế được dã tâm của Bố Chiêm Thái? Cả hai thành hôn chưa được 5 năm thì Bố Chiêm Thái đã khơi mào chiến tranh với Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Mới thành hôn chưa bao lâu, Mục Khố Thập đã nhiều lần khuyên can chồng và phụ thân, nhưng Bố Chiêm Thái vốn chẳng coi vợ ra gì, còn suýt chút nữa đã giết Mục Khố Thập để tế cờ.

so-phan-cua-cac-cong-chua-thanh-trieu-khi-den-mong-co-lam-dau-2b64b21a-ngoisaovn-w800-h1022 5

Chẳng bao lâu sau thì Bố Chiêm Thái đã phải đào vong tới nơi đất khách quê người vì bại trận, còn Mục Khố Thập vừa mới qua tuổi 18 đã trở thành kẻ không nhà để về, chỉ có thể quay về bộ tộc Nữ Chân để tìm phụ thân. Không bao lâu, để thưởng công cho Ngạch Diệc Đô, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lại đem con gái của mình gả cho hắn. Thế nhưng, cuộc hôn nhân của Mục Khố Thập còn chưa tới 10 năm, chồng nàng đã qua đời.

 

Dựa theo phong tục của bộ tộc Nữ Chân, Mục Khố Thập lại bị gả cho con trai thứ 8 của Ngạch Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách. Trong nền văn minh của dân du mục thời cổ đại, hiện tượng kế hôn như vậy xảy ra rất nhiều, nhưng lại xảy ra khá ít với những người có thân phận cao quý như Công chúa. Điều bi thảm hơn nữa là năm Mục Khố Thập 43 tuổi, con gái của bà bao nuôi một kế nữ ngoại tộc, mượn người này mạo danh huyết thống hoàng thất. Hoàng Thái Cực nghe được chuyện này đã lập tức tước đi thân phận Công chúa của Mục Khố Thập, đẩy xuống làm thường dân.

2-1560077443-width500height387-cwpf-ngoisaovn-w500-h387 6

Có thể nói, những nàng Công chúa có số phận giống như Mục Khố Thập trong triều Mãn Thanh thực sự rất nhiều, cảnh ngộ của họ đều không hề hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc như vậy đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình của họ.

Dựa theo ghi chép trong “Thanh sử thảo”, từ sau thời vua Thuận Trị có tổng cộng 31 nàng Công chúa, trong đó có 24 người qua đời trước tuổi 50, gần 90% trong số các nàng Công chúa không thể sống tới 50 tuổi, có thể tính được tuổi thọ trung bình của họ mới chỉ có 16.

so-phan-cua-cac-cong-chua-thanh-trieu-khi-den-mong-co-lam-dau-c453747e-ngoisaovn-w660-h461 7

Dưới đây là một vài thống kê sơ lược:

 

Thuận Trị: 6 người con gái, chết yểu 5 người, người sống lâu nhất chỉ sống tới 33 tuổi (Hoàng Nhị Nữ, Hòa Thạc Cung Khác Công chúa, mẹ ruột là Thục Phi Dương Thị). Tuổi thọ trung bình là 11.

Khang Hy: 20 người con gái, chết yểu 12 người, người sống lâu nhất hưởng thọ 56 tuổi (Hoàng Tam Nữ, Cố Luân Vinh Hiến Công chúa, mẹ ruột là Vinh Phi Mã Giai Thị). Tuổi thọ trung bình là 16.8.

Ung Chính: 4 người con gái, chết yểu 3 người, người sống thọ nhất là 23 tuổi (Hoàng Nhị Nữ, Hòa Thạc Hoài Cách Công chúa, mẹ ruột là Tề Phi Lý Thị). Tuổi thọ trung bình là 7 tuổi.

1621941689-1-ngoisaovn-w392-h591 8

Càn Long: 10 người con gái, chết yểu 5 người, người sống thọ nhất là 62 tuổi (Hoàng Tam Nữ, Cố Luân Hòa Kính Công chúa, mẹ ruột là Hiếu Hiền Hoàng Hậu). Tuổi thọ trung bình là 19.8.

 

Gia Khánh: 9 người con gái, chết yểu 7 người, người sống thọ nhất là 31 tuổi (Hoàng Tam Nữ, Trang Kính Hòa Thạc Công chúa, mẹ ruột là Hòa Dụ Hoàng Quý Phi Lưu Giai Thị). Tuổi thọ trung bình là 9.8.

Đạo Quang: có 10 người con gái, chết yểu 5 người, người sống thọ nhất là 43 tuổi (Hoàng Cửu Nữ, Thọ Trang Cố Luân Công chúa, mẹ ruột là Trang Thuận Hoàng Quý Phi Ô Nhã Thị). Tuổi thọ trung bình là 18.8.

photo-1-1526221108352419207491-ngoisaovn-w660-h443 9

Hàm Phong: chỉ có 1 người con gái, sống tới 20 tuổi, tuổi thọ cao nhất và tuổi thọ trung bình ở thời vua này đều là 20 (con gái một, Vinh An Cố Luân Công chúa, mẹ ruột là Trang Kính Hoàng Quý Phi Tha Tha Lạp Thị).

Vua Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều không có con.

 

Dựa theo cách hiểu thông thường, sinh ra trong hoàng thất vốn phải được hưởng thụ cuộc sống nhung lụa, không phải lo lắng điều gì, được người khác chăm chút cho từng li từng tí, đáng lẽ phải sống thọ mới phải. Tại sao các cành vàng lá ngọc này lại đoản thọ như vậy?

429ff8b9055609565d907f9ddde72f95-ngoisaovn-w770-h1326 10

Trên thực tế, những bông hoa được bao bọc trong nhà kính ấm áp đương nhiên sẽ mỏng manh, dễ tàn hơn những bông hoa dại mọc bên ngoài tự nhiên. Chúng ta chỉ nhìn thấy những mặt xinh đẹp lộng lẫy của các nàng Công chúa nhà Mãn Thanh trên phim ảnh, nhưng lại lờ đi cảnh thê lương của họ trong sử sách.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm