Danh tính người phụ nữ Việt đầu tiên trở thành hoàng hậu ở nước ngoài: Sau 1 năm chọn xuất giá đi tu
Hổ và sư tử, con nào mạnh hơn? 3 vị vua đã cho 2 loài đọ sức, kết quả đầy bất ngờ / Triều đại duy nhất trong lịch sử Việt Nam có hai vị vua ngồi chung một ngai vàng
Ảnh minh họa
Năm 1301, Thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời của quốc vương Chiêm Thành tới thăm kinh đô Đồ Bàn. Tại đây, ông được quốc vương Chế Mân tiếp đãi trọng thị, lưu lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Trước khi về nước, Thượng hoàng đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, dù biết quốc vương đã có chính thất là vương hậu Tapasi.
Sau lời hứa của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Chế Mân cho người đi tìm hiểu về công chúa Huyền Trân và thế sự ở Thăng Long. Biết được công chúa sở hữu diện mạo xinh đẹp, nhà Trần đang thịnh vượng nên Chế Mân nhiều lần cử sứ giả sang hỏi việc hôn lễ.
Trước diễn biến trên, nhiều người trong hoàng thất và quan lại nhà Trần phản đối, kể cả vua Trần Anh Tông vì thương em gái cũng không đồng ý. Chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Trần Khắc Chung ủng hộ việc gả công chúa Huyền Trân vì nhận thấy nên giữ chữ tín với nước láng giềng.
Tháng 6/1306, Chế Mân dâng đất hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm sính. Triều đình thấy cương thổ được thêm, khi bàn luận số đông đều tán thành hôn sự của công chúa Huyền Trân. Sau mấy ngày suy nghĩ, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng nhẹ nhàng nói vun vào, vua Trần Anh Tông mới đồng ý gả công chúa cho Chế Mân.
“Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành. Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ, giúp lãnh thổ nước ta được mở rộng về phía Nam”, Sách Việt sử giai thoại viết.
Sau khi Huyền Trân về đến nhà chồng, quan dân Châu Ái (Thanh Hóa), Châu Hoan (Nghệ An) được phép vào tiếp nhận đất dẫn cưới của vua Chiêm là Châu Ô và Chân Lý (được nhà Trần đổi thành Châu Thuận và Hóa).
Làm vợ vua Chiêm 11 tháng, Huyền Trân sinh hạ được hoàng tử thì vua Chiêm mất (tháng 5/1307). Theo phong tục Chiêm Thành, hoàng hậu chính thất và cả vương hậu khác phải được hỏa thiêu để xuống âm phủ hầu hạ vua.
Tin cấp báo truyền về Thăng Long, vua Trần Minh Tông vừa xót thương vừa lo cho số phận em gái vội kíp truyền quan nhập nội hành khiểu, thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung dẫn đầu phái bộ sứ giả vào viếng để tìm cách cứu Huyền Trân.
Đến tháng 10/1307, Khắc Chung có mặt tại kinh đô Chiêm. Ông nói với triều đình Chiêm Thành rằng: “Lúc này vẫn là thời gian lập đàn chay cúng tế vua Chế Mân, vương hậu là người Đại Việt, hãy để công chúa được thắp hương bái vọng báo cho tổ tiên việc tang chồng.
Nếu phong tục Chiêm cho phép cả hoàng hậu chính thất và vương hậu đều có vinh dự được hỏa táng theo quốc vương, thì trước hết hãy mời vương hậu ra bờ biển hướng về phía chân trời làm lễ chiêu hồn, đón linh hồn vua Chiêm về tận đàn chay cho trọn nghĩa, rồi hỏa thiêu vương hậu”.
Trước mong muốn “hợp tình hợp lý” trên của nhà Trần, triều đình Chiêm Thành đồng ý. Ngay lập tức, Khắc Chung mang thuyền nhẹ đón công chúa lên rồi hô tướng sĩ chèo nhanh ra khơi, đến khi người Chiêm phát hiện thì đoàn thuyền đã đi ra ngoài tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, khi đến quê nhà, công chúa Huyền Trân lại chọn xuất gia đi tu. Bà mất vào năm 1340. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?