Danh tính nhà bác học duy nhất được đặt tên cho 8 ngôi trường chuyên ở Việt Nam
Đập thủy điện lớn nhất Việt Nam: Là niềm tự hào của trí tuệ Việt, đi vào lịch sử vì loạt kỷ lục có 1-0-2 / Vị vua gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam, để lại báu vật vô giá, cả châu Á chỉ có 2 chiếc như vậy
Lê Quý Đôn (1726–1784) là một trong những danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Ông không chỉ là một nhà bác học đa tài mà còn là một nhà sử học, địa lý, và văn học có tầm ảnh hưởng sâu rộng, ông có đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
>> Xem thêm: Cận cảnh loài rắn mới được phát hiện chỉ có tại Việt Nam
Lê Quý Đôn sinh ra trong một gia đình Nho học có bố là ông Lê Phú Thứ là quan hình bộ thượng thư, mẹ xuất thân dòng dõi khoa bảng tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng với trí thông minh vượt trội và khả năng học tập xuất sắc. Ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương năm 1743, và sau đó, năm 1752, ông đạt giải Bảng nhãn trong kỳ thi Đình.
>> Xem thêm: Ai ác bằng Trụ Vương, nghĩ ra hình phạt chỉ với giọt nước nhưng tàn bạo hơn cả lăng trì
Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đại Lê - Trịnh. Ông có đóng góp quan trọng trong việc cải cách quản lý nhà nước và phát triển văn hóa, đồng thời là một nhà thơ và học giả nổi tiếng. Ông có hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng vẫn được lưu truyền đến ngày nay: Đại Việt thông sử - bộ sử biên soạn công phu, cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Hồng Bàng đến thời kỳ Lê Trung Hưng; Kiến văn tiểu lục - tác phẩm ghi chép các kiến thức, quan sát và trải nghiệm của ông về thế giới xung quanh, đặc biệt là các vấn đề văn hóa và xã hội.
>> Xem thêm: Vào thời cổ đại, điều gì sẽ xảy ra nếu một cô gái không kết hôn sau 15 tuổi? Gia đình sẽ sợ hãi
Với những đóng góp của mình, tên của Lê Qúy Đôn được đặt cho nhiều trường chuyên ở Việt Nam như 1 nguồn động lực để các em học sinh cố gắng. Các ngôi trường này đều đạt những thành tích xuất sắc trong nước và quốc tế. Phải kể đến các trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn ở các tỉnh như Bình Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận, Quảng Trị.
>> Xem thêm: Hầu hết phụ nữ thời cổ đại đều không sống quá 40 tuổi, tại sao lại như vậy? Có 3 lý do, tất cả đều gây tử vong
Tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng có học sinh Võ Văn Dũng trở thành nhà vô địch Olympia năm thứ 4. Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận cũng ghi dấu ấn với học sinh Lê Bảo Lộc đạt giải ba chung kết Olympia năm thứ 11.
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) có 16 năm liền từ 2002 đến 2018 đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp trung học phổ thông. Đặc biệt, trường có hàng trăm học sinh đạt giải Quốc gia, tham dự đội dự tuyển thi quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái