Danh tính nhà giáo, nữ thi sĩ ‘cả gan’ thay chồng thăng đường xử án: Được đặt tên cho đường ở Hà Nội
Những ‘đặc công nước’ huyền thoại đi vào lịch sử Việt Nam: Nhân vật số 1 không ai không biết / Chiến thuật quân sự kỳ lạ nhất lịch sử Việt Nam, hiếm thấy trên thế giới, sử dụng đội quân ‘thần bí’
Theo cuốn Danh nhân Hà Nội (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông), Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sinh vào khoảng (1805 – 1848), người làng Nghi Tam, thuộc tổng Thượng huyện Vĩnh thuận (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội ngày nay). Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783 đời vua Lê Hiển Tông vì vậy dù sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà vẫn được cha mẹ cho đi học ngay từ khi còn nhỏ và sớm bộc lộ năng khiếu văn học. Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung nữ.
Ảnh minh họa
Sau này bà kết hôn với Lưu Nguyên Ôn – quan tri huyện Thanh Quan nên từ đó người ta thường gọi bà là Huyện Thanh Quan. Nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, có ít nhất 3 lần khi có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án thay chồng. Bà cũng là người duy nhất dám thay chồng làm 1 điều lớn như thế này vào thời phong kiến.
Bà có 1 cuộc đời “trầm lặng” hơn so với tài năng của mình. Bà chỉ để lại cho đời ngót chừng chục bài thơ Nôm theo thể Hàn luật mà nổi bật nhất là Thăng Long Thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh Hương Sơn, Tức cảnh chiều thu…Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang đậm chất lãng mạn, trữ tình. Bà thường viết về thiên nhiên, cảnh vật, con người với những cảm xúc sâu lắng. Thơ bà thường mang âm hưởng buồn, man mác, thể hiện tâm trạng hoài cổ, tiếc nuối của một người phụ nữ tài hoa, lãng mạn nhưng gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc đời.
Những nhà nghiên cứu văn học về thơ bà Huyện Thanh Quan như nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét về bà:“Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có tài quan sát và miêu tả thiên nhiên và đời sống con người một cách sinh động, chân thực".Hay nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng nhận xét:“Thơ Bà Huyện Thanh Quan là thơ của tình yêu quê hương, đất nước, của nỗi buồn man mác, sâu lắng".
Dù không quá nhiều, nhưng những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để lại đã in đậm dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, góp phần làm phong phú thêm cho kho tang văn học Việt Nam. Hiện nay, để ghi nhớ những đóng góp của bà, tên bà Huyện Thanh Quan được lấy đặt cho 1 con đường ở trung tâm Thủ đô Hà Nội và 1 con đường nằm ở quận 3, TP.HCM.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tại sao Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Sa mạc 'kì lạ' nhất trên trái đất, có nhiều nước hơn cát, không có cỏ mọc nhưng lại có những ao đầy cá và tôm
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Tại sao bốn nền văn minh tiền sử lớn từng huy hoàng trên Trái đất lại biến mất?
Tại sao các cổng thành đều được thiết kế mở vào bên trong mà không mở ra ngoài?
CLIP: Mèo 'tung chiêu độc' khiến rắn hổ mang 'co giò' bỏ chạy