Danh tướng Lý Thường Kiệt và cách đánh từ dưới đất chui lên
Lý Thường Kiệt dùng cách đánh cường công, kết hợp nhiều chiến thuật như sai quân đào hầm từ dưới đất đánh lên, dùng hỏa tiễn đốt phá trại giặc... đánh tan quân Tống.
Điều ít biết về hoàng đế “chung thủy” nhất mọi thời đại / Quy trình tuyển chọn mỹ nữ nghiêm ngặt của hoàng đế Trung Quốc
Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt. Ông sinh ra trong gia đình danh tướng, cha là Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Lý Thường Kiệt là hậu duệ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập - con trưởng của Ngô Quyền.
Tên tuổi danh tướng Lý Thường Kiệt gắn với chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Nhà quân sự tài ba
Từ nhỏ, Lỳ Thường Kiệt đã tỏ ra có chí hướng, nghị lực. Ông rất chăm chỉ luyện tập, ôn văn rèn võ, nghiên cứu binh thư.
Năm 1041, ông được sung vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức Hoàng môn chi hậu và được thăng dần lên chức Đô tri, trông coi mọi việc trong cung.
Dưới thời vua Lý Thái Tông, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Đến khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, ông được phong làm Bổng hành quân hiệu úy rồi lên chức Kiểm hiệu thái bảo.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Lý Thường Kiệt có công giữ yên biên giới, mở mang bờ cõi cho nước Đại Việt.
Lý Thường Kiệt dẫn quân đánh Tống. Tranh minh họa.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông trực tiếp tổ chức và lãnh đạo quân dân chống lại giặc ngoại xâm.
Trong cuộc kháng chiến này, ông bộc lộ rõ tài năng quân sự xuất chúng. Năm 1075, nghe tin nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt bèn tâu với vua Lý Nhân Tông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của giặc”.
Kế sách “Tiên phát chế nhân” này được triều đình ủng hộ. Lý Thường Kiệt dẫn binh đánh các thành địch.
Ngoài ra, danh tướng nhà Lý còn khéo léo vận động sức dân, đồng thời nâng cao sĩ khí cho quân lính. Ông viết Phạt Tống lộ bố văn, nêu rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan quá trình chuẩn bị xâm lược của nhà Tống.
Lý Thường Kiệt đã khéo léo vận dụng phổ biến hình thức chiến thuật tập kích, đánh úp, đánh bất ngờ, nhanh chóng hạ hàng loạt căn cứ của quân Tống.
Ông cũng thay đổi chiến thuật linh hoạt để phù hợp tình hình thực tế. Trong trận đánh Ung Châu - căn cứ chính của quân Tống, Lý Thường Kiệt dùng cách đánh cường công, kết hợp nhiều chiến thuật như sai quân đào hầm từ dưới đất đánh lên, dùng hỏa tiễn đốt phá trại giặc, đắp đất cao ngang tường thành để trèo lên.
Đến tháng 3/1076, quân nhà Lý triệt hạ ba căn cứ lớn của quân Tống là Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu, thực hiện kế hoạch phá hủy quân lương, buộc nhà Tống phải hoãn kế hoạch tiến đánh nước ta.
Lý Thường Kiệt chủ trương kết hợp hai cách đánh tiến công và phòng thủ nên sau thắng lợi ban đầu, ông ra lệnh rút quân về nước, xây dựng các lớp phòng ngự, sẵn sàng nghênh địch.
Lý Thường Kiệt quyết định dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu để xây dựng tuyến phòng thủ trên đường bộ lẫn đường thủy. Trong đó, phòng thủ sông Như Nguyệt là tuyến chủ lực. Các trận đánh ở đây cũng mang lại thắng lợi toàn cục cho quân dân Đại Việt.
Khi đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống không tấn công ngay mà chờ thủy quân. Tuy nhiên, cánh quân thủy đã bị quân ta chặn đánh trong trận Đông Kênh, không thể tiến sâu vào Đại Việt theo đúng kế hoạch.
Chờ không được thủy quân, quân Tống tổ chức hai lần tấn công chiến lũy Như Nguyệt nhưng đều thất bại nặng nề.
Sau hai tháng, chờ quân địch mệt mỏi, Lý Thường Kiệt phát động phản công, giành thắng lớn.
Sau chiến thắng trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt biết quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất nên sai sứ sang "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân.
Trận đánh sông Như Nguyệt vang danh sử sách của quân dân nhà Lý. Tranh minh họa.
Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "cũng may mà lúc đó lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống không chỉ nhờ quân dân đồng lòng, kết hợp công - thủ mà còn nhờ cách đánh vào lòng người của Lý Thường Kiệt.
Tương truyền, trong trận Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt soạn thảo Nam Quốc sơn hà rồi sai người đọc nó vào mỗi đêm. Lời lẽ đanh thép của bài thơ khiến tinh thần quân Tống càng thêm hoảng loạn, nhanh chóng rệu rã.
Sau này, Nam Quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Bậc trung thần vì dân vì nước
Lý Thường Kiệt là bậc tướng lĩnh tài ba, luôn giữ đạo làm quan, một lòng trung với nước.
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, Thượng Dương Hoàng hậu (sau là Thái hậu) nắm quyền nhiếp chính.
Bốn tháng sau, Lý Nhân Tông phế truất Thượng Dương Thái hậu, giáng chức Thái sư Lý Đạo Thành xuống tả gián nghị đại phu, trấn thủ Nghệ An. Nguyên Phi Ỷ Lan, mẹ đẻ của vua, lên làm Linh Nhân Thái hậu, buông rèm nhiếp chính, chấm dứt thời kỳ rối loạn trong nội bộ nhà Lý.
Các nhà sử học cho rằng Lý Thường Kiệt góp phần quan trọng vào sự thay đổi này. Tuy nhiên, ông luôn chủ trương củng cố khối đoàn kết, tránh để kẻ thù lợi dụng mâu thuẫn nội bộ.
Trước tình thế quân Tống chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt bắt tay vào việc hàn gắn các rạn nứt trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cấp cao. Ông đề nghị Linh Nhân Thái Hậu mời Lý Đạo Thành về kinh, khôi phục chức Thái sư. Triều đình đoàn kết, cùng chống ngoại xâm.
Danh tướng nhà Lý cũng là vị quan hết lòng vì dân. Khi tiến quân đánh Tống, ông kêu gọi sự ủng hộ từ nhân dân, đồng thời ra lệnh binh lính không được sách nhiễu, đụng đến “cái kim sợi chỉ của dân”.
Sau này, khi cuộc kháng chiến chống Tống trên đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt chủ động nghị hòa vì thấy tình cảnh chiến tranh liên miên khiến dân chúng không được yên ổn sinh sống.
Trong Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi minh, nhà sư Thích Pháp Bảo ca ngợi Lý Thường Kiệt: “Thái úy vào trong thì sáng suốt, khoan hòa, ra ngoài thì nhân từ, giản dị, đổi dời phong tục nào có quản công, việc gì cũng siêng năng, sai bảo dân thì ôn hòa, cho nên, đời được cậy nhờ chẳng phải ít”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo