Khám phá

Danh tướng Tào Ngụy khỏe nhất Tam quốc, hơn cả Quan Vũ, Lữ Bố

Khác với những nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, các tướng hộ vệ bên cạnh Tào Tháo có phần ít nổi tiếng, nhưng không phải vì thế mà không có những người nổi tiếng bởi sức mạnh vô địch.

NASA công bố hình ảnh máy bay phá vỡ bức tường âm thanh / Vì sao Tôn Sách kiêu dũng bậc nhất Tam Quốc đột tử ở tuổi 25?

Danh tướng Tào Ngụy khỏe nhất Tam quốc, hơn cả Quan Vũ, Lữ Bố - 1

Hứa Chử nổi danh có sức mạnh hơn người nhưng vẻ ngoài lại trông khá đần độn.

Hứa Chử nổi tiếng là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Ông cũng từng là tướng hộ vệ luôn theo sát bên cạnh Tào Tháo. Hứa Chử nổi danh với sự trung thành, tận tụy, không ngại hiểm nguy và sức khỏe phi thường.

“Hổ tướng” được Tào Tháo tin cậy nhất

Theo trang mạng Trung Quốc Qulishi, Hứa Chử bình sinh có sức vóc hơn người, tinh thần gan dạ ít ai theo kịp.

Cuối thời Đông hán, thiên hạ đại loạn, tình trạng cướp bóc nổi lên khắp nơi, Hứa Chử không thể sống một cách bình yên. Ông cùng họ hàng và người dân địa phương đứng lên chống giặc cướp.

Nhờ sức mạnh hơn người mà Hứa Chử đánh đẹp hết các đợt tấn công của quân giặc, cho đến khi hết lương thực, vũ khí. Cực chẳng đã, Hứa Chử bèn tìm cách cầu hòa, đổi trâu lấy lương thực.

 

Khi quân giặc đến lấy trâu, một mình Hứa Chử cầm đuôi trâu kéo hơn 100 bước, khiến kẻ địch kinh hãi. Danh tiếng Hứa Chử từ đó vang dội khắp nơi.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng, khi Tào Tháo truy kích quân giặc, tướng giặc chạy đến nơi Hứa Chử, nhưng ông không giao nộp cho tướng của Tào Tháo là Điển Vi, mà còn đòi so bì cao thấp với Điển Vi. Tào Tháo đã phải nghĩ kế bắt sống, dụ hàng thì Hứa Chử mới quy phục.

Khác với các danh tướng khác lần lượt qua đời trong chiến trận hoặc chết già, Hứa Chử là một trong những người hiếm hoi gắn bó với Tào Tháo đến cuối cùng. Ông được Tào Tháo tin cậy, giao cho làm cận vệ.

Năm 200, Hứa Chử tháp tùng Tào Tháo đánh trận Quan Độ, chống thế lực Viên Thiệu. Nhờ có Hứa Chử luôn theo sát bên cạnh mà Tào Tháo thoát khỏi âm mưu ám sát.

Hứa Chử được coi là dũng tướng khỏe nhất Tam quốc.

Hứa Chử được coi là dũng tướng khỏe nhất Tam quốc.

 

Một trong những công trạng lớn nhất của Hứa Chử là lần cứu chủ nhân khỏi quân Mã Siêu ở ải Đồng Quan. Ông không ngần ngại lấy thân mình che chở, giúp Tào Tháo tránh khỏi một trận mưa tên.

Đến khi cao tuổi, Hứa Chử vẫn theo sát bảo vệ Tào Tháo. Ngay cả những người thân thích của Tào Tháo cũng phải tuân thủphép tắc, quy định. Điều này khiến TàoTháo hết mực tin tưởng và kính trọng ông.

Năm 220, Tào Tháo mắc bệnh mà qua đời. Hứa Chử tiếp tục phục vụ dưới trướngcon trai Tào Tháo là Tào Phi. Đây cũng là quãng thời gian nhà Tào Ngụy phát triển rực rỡ nhất. Tháng 12 cùng năm, Tào Phi chính thức lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Ngụy Đế, truyxưng cha mình là Tào Tháo làm Vũ hoàng đế.

Sử sách Trung Quốc không nêu rõ Hứa Chử mất vì sao, nhưng ông qua đời trong khoảng năm 230, sau 40 năm theo Tào Tháo và nhà Tào Ngụy.

Sức mạnh vô song

 

Theo KK News, Trung Quốc thời Tam quốc nổi lên không ít bậc kỳ tài, nhưng hiếm có ai có sức mạnh vô song như Hứa Chử, lại kết thúc cuộc đời một cách viên mãn.

Những người yêu Tam quốc diễn nghĩa sau này cũng đều cho rằng, Hứa Chử là “hổ tướng” mạnh nhất trong Tam quốc, hơn cả Quan Vũ, Lữ Bố. Xét trên phương diện đấu tay đôi, Hứa Chử gần như không có đối thủ.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hứa Chử từng so tài với các dũng tướng khác như Điển Vi, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu... và không ít trong số đó là những cuộc đấu bất phân thắng bại.

Một trong những tình tiết thể hiện sức mạnh của Hứa Chử, được người đời sau ghi nhớ nhất là màn so tài cao thấp với Mã Siêu trong Tam quốc diễn nghĩa.

Trong trận Đồng Quan, Mã Siêu và Hàn Toại cùng với tám tướng ở vùng Quan Trung hợp thành liên minh để chống lại triều đình với hơn 10 vạn binh mã.

 

Tháng 7/211, Tào Tháo đích thân mang quân đánh Mã Siêu. Đến Đồng Quan, ông bí mật phái Từ Hoảng và Chu Linh mang 4000 quân vượt bến Bồ Bản, đóng trại ở Hà Tây để chặn đường lui của Mã Siêu.

Hứa Chử cởi áo quyết chiến với Mã Siêu.

Hứa Chử cởi áo quyết chiến với Mã Siêu.

Mã Siêu bàn với Hàn Toại chia quân ra chặn ở bờ bắc ngăn quân Tào nhưng Toại không nghe theo nên Siêu bèn tự mình hành động.

Nhân lúc Tào Tháo mang đại quân vượt sông, Mã Siêu bất ngờ mang 1 vạn quân đánh úp, bắn tên như mưa. Binh lính trên thuyền Tào Tháo lần lượt trúng tên mà chết. Hứa Chử một tay cầm yên ngựa che cho Tào Tháo, tay kia chèo thuyền vượt sông.

Hứa Chử nổi danh có sức mạnh hơn người nhưng vẻ ngoài lại trông khá đần độn, nên thường được gọi là “Hổ dại” (điên). Mã Siêu nghe danh tiếng Hứa Chử nên muốn gặp mặt. Hứa Chử bước ra trợn mắt nhìn Mã Siêu. Hai người nhìn nhau nhưng không giao chiến. theo KK News,

 

Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể rằng, Hứa Chử khiêu chiến với Mã Siêu rồi lao vào tỷ thí đầy căng thẳng. Siêu cầm giáo, Chử cầm đao đánh nhau hơn trăm hiệp, đến khi ngựa chùn chân lại vào thay ngựa đánh gần 200 hiệp vẫn bất phân thắng bại.

Hứa Chử nổi điên chạy về cởi áo giáp và mũ, vác đao cưỡi ngựa, quay lại quyết chiến. Hứa Chử ráng sức bổ đao xuống đầu Mã Siêu. Siêu tránh được toan đâm giáo vào bụng Hứa Chử, thìbị Chử túm được giáo bẻ làm đôi mỗi bên một nửa.

Tào Tháo khi đó đã cho 2 tướng ra tiếp ứng, bên Mã Siêu cũng ra tiếp chiến. Cuộc đấu giữa Mã Siêu và Hứa Chử do vậy kết thúc dù hai bên chưa phân thắng bại. Mã Siêu sau trận nói với Hàn Toại: "Tôi chưa thấy ai đánh nhau dữ dội như Hứa Chử, quả là "hổ dại"."

Về phần Mã Siêu, trúng kế ly gián của Tào Tháo nên đại quân Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại chỉ huy dần bị đánh tan. Mã Siêu sau này về đầu quân cho Lưu Bị, trở thành một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, ngang hàng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung.

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm