Tráng sĩ này được người đời sau biết tới với điển tích nổi tiếng của thời Xuân Thu Chiến Quốc - nuốt than báo thù cho chủ.
Khai quật tàn tích vụ phun trào núi lửa kinh hoàng nhất lịch sử, các nhà khảo cổ bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng ám ảnh /
7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang 'đi đường quyền' với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được
Điển tích “Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ” về sau được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nhắc tới trong "Hịch tướng sĩ" với câu: "Ta thường nghe Kỷ Tín đem mình chết thay cho Cao Đế, Do Vu chìa lưng che chở cho Chiêu vương, Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ". Hưng Đạo Vương sử dụng những hình ảnh này để khích lệ tinh thần yêu nước của quân sĩ nhà Trần trong kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai.
Theo sách “Xuân Thu Chiến Quốc”, để báo thù cho chủ, Dự Nhượng làm nhiều cách để thay đổi mình. Ông từng sơn mình làm người hủi, nuốt than để trở thành người câm, không ai có thể nhận ra, để báo thù cho chủ.
Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Dự Nhượng vốn người nước Tấn, được Trí Bá Dao yêu quý. Đến khi Trí Bá Dao bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng trốn vào núi, quyết báo thù cho chủ. Ông đổi tên họ, làm người khổ dịch, lẻn vào cung dọn nhà xí cho Triệu Tương Tử. Triệu Tương Tử thấy bất an, bèn bắt Dự Nhượng tra hỏi và phát hiện âm mưu báo thù của ông. Cho rằng Dự Nhượng hành động như vậy là kẻ hiền, Triệu Tương Tử thả cho ông đi.
Dự Nhượng tự hủy hoại dung nhan, nuốt than làm mất giọng nói (vợ ông cũng không nhận ra) để tiếp tục hành thích Triệu Tương Tử. Khi bị bắt lần hai, Dự Nhượng trả lời Triệu Tương Tử: “Tôi thờ họ Phạm và họ Trung Hàng. Họ xem tôi là hạng người thường nên tôi báo đáp họ theo lối người thường. Còn như Trí bá đối đãi với tôi như người quốc sĩ, tôi phải báo thù theo lối quốc sĩ”. Triệu Tương Tử biết không thể lung lay quyết tâm báo thù của Dự Nhượng nên cho quân sĩ giết ông. Trước lúc chết, Dự Nhượng xin Triệu Tương Tử đưa áo đang mặc để ông đâm vào đó cho thỏa lòng báo thù, chết khỏi ân hận, rồi tự vẫn.
Điển tích Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ được sử gia Tư Mã Thiên chép trong tác phẩm "Sử ký". Đại thi hào Nguyễn Du, khi đi sứ phương Bắc, đã viết tác phẩm “Truyện Dự Nhượng”, ca ngợi lòng trung nghĩa của ông và bài hành "Dự Nhượng kiều chuỷ thủ hành".
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing