Khám phá

Đào bới sân trường, vô tình "mở cửa" mộ cổ 1.300 tuổi

Khi đào nền móng trong sân thể thao của một trường tiểu, các công nhân bất ngờ đào trúng phần trần nhà của một ngôi mộ cổ xa hoa.

Cuộc sống "thiên đường" của bộ tộc "du mục biển" ở Malaysia / Bí ẩn đôi nam nữ nằm cùng một mộ cổ nhưng cách nhau 100 tuổi

Sự việc xảy ra tại trường tiểu học Xiaojingyu ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Khi đang đào mới để đặt nền móng nhằm cải tạo sân thể thao cho ngôi trường, các công nhân phát hiện mình đã đào thủng trần nhà của một mật thất dưới lòng đất.

Đào bới sân trường, vô tình mở cửa mộ cổ 1.300 tuổi - Ảnh 1.

Ngôi mộ cổ có nhiều phòng, được trang trí bằng tranh tường và nhiều cổ vật tinh xảo - Ảnh: ASIA WIRE

Sự việc được trình báo với nhà chức trách. Mật thất được kiểm tra và các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng đó là một ngôi mộ cổ xa hoa với nhiều phòng được trang trí lộng lẫy.

Nhiều bức tranh được vẽ tỉ mỉ phủ kín các bức tường của ngôi mộ. Người ta còn tìm thấy những chiếc bình tinh xảo cùng vô số cổ vật giá trị khác, cho thấy chủ nhân trong ngôi một rất có thể là một người trong hoàng tộc. Ước tính niên đại của ngôi mộ lên đến 1.300 năm, tức vào thế kỷ thứ 8, thuộc thời nhà Đường của Trung Quốc.

Đào bới sân trường, vô tình mở cửa mộ cổ 1.300 tuổi - Ảnh 2.

Bên trong ngôi mộ - Ảnh: ASIA WIRE

Đào bới sân trường, vô tình mở cửa mộ cổ 1.300 tuổi - Ảnh 3.

Ảnh: ASIA WIRE

Một quan chức của thành phố cho biết họ rất muốn khai quật ngôi mộ kỹ càng hơn. Nhưng việc này không dễ dàng bởi diện tích mộ cổ này quá lớn, các kết cấu có thể "đụng phải" vài tòa nhà của ngôi trường gần đó. Vì vậy để tìm hiểu báu vật lịch sử này, rất có thể nhà chức trách sẽ phải thương thuyết với nhà trường để tạm thời di dời, tháo dỡ một số cấu trúc của trường để phục vụ cho công việc nghiên cứu.

 

Đào bới sân trường, vô tình mở cửa mộ cổ 1.300 tuổi - Ảnh 4.

Sân trường đã hóa thành công trường khảo cổ - Ảnh: ASIA WIRE

Ngôi mộ cổ được cho là có giá trị nghiên cứu cao bởi thế kỷ thứ 8 là sự khởi đầu cho kỷ nguyên quan trọng thứ 2 trong lịch sử đời nhà Đường của Trung Quốc, được coi là "thời kỳ cổ điển" của nghệ thuật và văn học Trung Quốc, đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao cho nghệ thuật mà các nhà thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc thời sau này cũng phải ngưỡng mộ.

Danh tính chủ nhân ngôi mộ vẫn còn là một bí ẩn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm