Đào cống, phát hiện báu vật vô giá
Khi đang đào các cống thoát nước ở thành phố Egpytian các công nhân đã phát hiện một báu vật vô giá, đó là ngôi đền cổ được chạm khắc công phu có niên đại trên 2000 năm từ thời vua Ptolemy IV.
Theo thông tin từ Bộ Cổ vật của Ai Cập, việc xây dựng hệ thống thoát nước đã bị dừng lại nhường chỗ cho các nhà khảo cổ. Đến nay, các phần khác của công trình quý giá này đang dần được hé lộ.
Trên các bức tường được phát lộ của ngôi đền có chạm khắc vị thần cổ của người Ai Cập là Hapi, vị thần sinh sản cũng như hình ảnh của sông Nile – cội nguồn sống của cả đất nước cổ xưa.
Trong những hình vẽ thần Hapi, vị thần này được bao quanh bởi chim và các loài động vật khác. Các văn bản về thời đại Ptolemy IV cũng được khám phá.
Ptolemy IV là người Hy Lạp gốc Macedonia đã cai trị Ai Cập trong khoảng từ năm 30-305 TCN. Triều đại Ptolemy là giai đoạn có ảnh hưởng lớn tới lịch sử và tôn giáo của Ai Cập cổ đại.
Tuy nhiên, thời đại của Ptolemy IV lại là nốt trầm của triều đại này. Vịnày không chú trọng điều hành quốc gia mà để hầu hết công việc cho một tư tế đầy tham vọng tên là Sosibius điều hành.
Cả vị pharaoh này và vợ đều chết trong khi con trai nhỏ được lên nắm quyền nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay của Sosibius. Ptolemy V cũng chết đột ngột khi còn rất trẻ.
Thành phố nơi phát hiện ngôi đền này thuộc Tama, ở bờ phía Tây của sông Nile. Khu vực này từng là thủ đô của một thời kỳ trong lịch sử Ai Cập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
Miền Nam được tính từ tỉnh nào?