Đào đường xây cầu, lạc vào "ngôi làng ma" mất tích 12.500 năm
Tại sao Lưu Bá Ôn có thể tiên tri chính xác về thảm họa của nước Nhật? / Sốc với tổ tiên 555 triệu tuổi của loài người bị "niêm phong" trong đá
"Ngôi làng ma" 12.500 tuổi là một trong những khu định cư cổ xưa nhất của loài người từng được phát hiện. Sau hơn một thiên niên kỷ bị chôn vùi, khu định cư với những ngôi nhà được xây dựng khá vuông vức và ngay ngắn vẫn giữ được nhiều phần tường cổ, dấu tích các bếp lửa, lò sưởi và vô số công cụ lao động thô sơ.
Công trường xây cầu hóa công trường khảo cổ bởi phát hiện bất ngờ của đội công nhân đào đường - Ảnh: CONNECTICUT DOT
Nhà khảo cổ Catherine Labiadia từ Văn phòng Bảo tồn lịch sử Nhà nước, cho biết cơ hội để trông thấy một địa điểm cổ xưa như vậy là "chỉ có một trong đời". May mắn hơn, ngôi làng cổ đã được phát hiện khi các công nhân đang làm việc tại công trình chủ trì bởi Bộ Giao thông vận tải được yêu cầu đào sâu thêm để giúp cho cây cầu có nền móng chắc chắn hơn. Thời gian quá dài đã khiến toàn bộ cấu trúc bị chôn vùi sâu hơn hầu hết các di chỉ khảo cổ thông thường khác.
15.000 mảnh cổ vật đã được khai quật tại ngôi làng cổ - Ảnh:CONNECTICUT DOT
15.000 cổ vật khác nhau đã được khai quật và cho các nhà khoa học cái nhìn sơ khai về cuộc sống của những con người tiền sử. Theo giáo sư Karl Huntchings, nhà nhân chủng học từ Đại học Thompson Rivers (Canada), người đứng đầu nghiên cứu, dân cư ở "ngôi làng ma" là những thợ săn chuyên nghiệp. Phương pháp được lựa chọn là làm ra những cây lao nhọn và chắc chắn mà người thợ săn có thể dùng để phóng và hạ gục con mồi cỡ lớn ở khoảng cách xa. Chính những vết nứt gãy nhỏ trên mũi lao đã cho thấy cách nó được sử dụng. Cấu trúc cây lao cũng được cải tiến ở mức tối ưu giúp nó được ném nhanh và xa hơn.
Thứ mà những vị tổ tiên 12.500 trước này săn có thể là voi ma mút hoặc các sinh vật khổng lồ kỷ băng hà khác.
Một phần của hiện trường khảo cổ - Ảnh: CONNECTICUT DOT
Ngoài ra, các bằng chứng cho thấy những người thợ săn này có chiến thuật hẳn hoi trong việc tìm kiếm nguồn sống, đó là lợi dụng địa hình tự nhiên để dồn con mồi vào thế yếu. Ngược lại, chính địa hình và tính linh hoạt của những ngọn lao cổ đại giúp các thợ săn có thể an toàn mà tấn công con mồi ở khoảng cách xa, linh động di chuyển khi săn bắn. Chính những mũi lao tinh tế này là tiền thân của cung tên sau này.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ lượng dân cư từng sống ở ngôi làng cổ này. Quá trình khai quật vẫn đang được tiếp diễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?