Đào giếng phát hiện có cá phun lên từ hố, lão nông đổi đời nhờ "dòng suối bí ẩn" dưới nhà
Chơi ngông như Hòa Thân: Ngày nào cũng uống "báu vật" mà Từ Hi nửa tháng mới dám dùng một lần / Cánh cổng bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Hàng trăm năm duy nhất 1 người bước qua, phía sau là sự thật đáng buồn
Một ngày tháng 10/2008, hai cha con nông dân ở Vu Khê (Trùng Khánh, Trung Quốc) đang đào giếng trong sân thì đột nhiên phát hiện ra rất nhiều nước trào lên, kèm theo rất nhiều cá nhỏ màu đen bạc.
Người cha Lý Thường Quyền bắt những con cá nhỏ ra chợ hỏi thăm, thì mới biết cá này được gọi là cá đục Vân Nam, loài cá đặc hữu sống ở thượng-trung lưu vực sông Dương Tử và một số kênh rạch ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Lý Thường Quyền cảm thấy đây là cơ hội hiếm có để kiếm bộn tiền, vì vậy ông dự định đào một cái hố lớn dưới nhà. Nhưng gia đình không đồng ý, tin rằng việc đào như vậy sẽ làm rỗng móng và khiến ngôi nhà bị sập. Mặc dù vậy, Lý Thường Quyền vẫn khăng khăng theo ý kiến của mình.
Cuối cùng, Lý Thường Quyền đã thuê người đào một cái hố sâu 16 mét dưới nhà. Quả nhiên có nhiều cá xuất hiện dưới đáy hố, lượng cá càng dày đặc hơn vào mùa lũ. Thế là danh tiếng của hố cá nhà họ Lý lan rộng, thậm chí còn được gọi là "Suối cá bí ẩn Vu Khê".
Suối cá trở thành “vật tụ tài” của gia đình ông Lý, mang lại nhiều cơ hội làm giàu.
Vu Khê nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Trùng Khánh, thuộc thượng nguồn sông Dương Tử, xung quanh có rất nhiều núi và sông hồ, cùng với vô số cảnh đẹp. Nhà của Lý Thường Quyền nằm bên bờ sông Đại Ninh chảy dài.
Suối cá của nhà ông Lý có hai loại cá, ngoài cá đục Vân Nam quý giá, còn có một loài tương đối quý hiếm, thường được gọi là "cá câm" (cá cung Vân Nam).
Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 9 mùa mưa lũ, suối cá nhà họ Lý đầy cá. Theo phân tích của chuyên gia, những con cá này sống trong dòng sông ngầm dưới lòng đất, mùa mưa mực nước dâng cao, khiến chúng bị đẩy lên rồi vô tình lọt vào đường thông duy nhất là hồ nước dưới nhà ông Lý.
Nhờ đó, mỗi đợt nước dâng cao, nhà ông Lý có thể thu hoạch được vài trăm kg cá. Ông Lý cho biết, lần bội thu nhất là hơn 500kg cá, bán được 120.000 NDT (hơn 400 triệu NDT).
Gia đình Lý Thường Quyền cuối cùng cũng thoát nghèo, không chỉ trả hết nợ, còn xây dựng nhà mới, mua ô tô, cuộc sống khấm khá hơn nhiều.
Năm 2015, gia đình Lý đã chi 2 triệu NDT (hơn 6,7 tỷ đồng) để cải tạo ngôi nhà của họ thành một nông trang lớn, đào sâu suối cá, lắp đặt lan can và cầu thang để khách du lịch tham quan, ăn uống và mua cá ngay tại chỗ.
Từ khi gia đình ông Lý phát tài nhờ suối cá, hàng xóm xung quanh cũng bắt chước đào sâu dưới nhà, nhưng công cốc. Điều này cho thấy “cửa cá” dưới nhà ông Lý là đường thông duy nhất nối liền với dòng sông ngầm.
Đài CCTV đã đặc biệt đến Vu Khê để quay và đưa tin, đồng thời mời các chuyên gia địa chất điều tra về "suối cá" của ông Lý. Họ xác định những con cá này thực sự đến từ con sông ngầm dưới lòng đất.
Sau khi chương trình truyền hình được phát sóng, suối cá của ông Lý càng nổi tiếng hơn và trở thành một địa điểm du lịch đặc trưng trong trấn huyện.
Giống cá quý hiếm trong "suối cá bí ẩn"Tiếng tăm của "Suối cá Vu Khê" lan rộng, ông Lý bắt đầu bán vé cho du khách tham quan.
Tuy nhiên, những ngày kiếm tiền từ suối cá không kéo dài lâu, cá cung Vân Nam được xác định là động vật được bảo vệ cấp quốc gia, và việc đánh bắt và buôn bán bị nghiêm cấm, vì vậy kinh doanh từ suối cá của ông Lý đã bị hạn chế.
Hơn nữa, mực nước ở sông ngầm không ổn định. Nó phụ thuộc vào từng mùa. Mùa lũ, sông ngầm dâng cao, hố nước nhà ông Lý cũng đầy nước và cá. Mùa khô, suối cá cạn hơn nhiều, cá cũng ít ỏi, đôi khi thậm chí không nhìn thấy một con cá nào, điều này khiến thu nhập của nhà ông Lý hoàn toàn phụ thuộc vào từng mùa.
Để đối phó với những thay đổi này, trước tiên ông Lý đã thiết kế một kế hoạch quảng cáo để thu hút khách du lịch đến vào đầu mùa lũ hàng năm. Nhờ đó gia đình ông kiếm được nhiều tiền.
Tuy nhiên, ngay sau đó, các nhân viên thực thi pháp luật về thủy sản đã thông báo với ông Lý rằng cá đục Vân Nam là động vật thủy sản hoang dã, bất kỳ ai đánh bắt cá mà không có giấy phép đều là bất hợp pháp và ông Lý không đủ điều kiện để có được giấy phép khai thác thủy sản. Vì vậy ông Lý bị buộc ngừng kinh doanh hoạt động liên quan đến cá đục và cá cung Vân Nam hoang dã.
Ông Lý biết bắt cá tự nhiên là phạm pháp, nhưng ông không muốn suối cá của mình đóng cửa, vì vậy ông đã cố gắng tự nuôi cá đục Vân Nam, để khi khách du lịch đến, họ có thể chiêm ngưỡng cá dưới suối, và ăn cá do ông nuôi.
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia, ông Lý cuối cùng đã thành công trong việc nhân giống cá đục Vân Nam. Thế là suối cá của ông Lý vẫn được tiếp tục hoạt động, ăn nên làm ra.
Năm 2018, Trung Quốc tăng cường bảo vệ các sinh vật dưới nước ở sông Dương Tử.
Vào tháng 12/2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc quy định rõ ràng rằng từ năm 2020, sông Dương Tử sẽ hoàn toàn bước vào giai đoạn “nghỉ ngơi và phục hồi 10 năm”. Theo đó việc đánh bắt cá trên sông Dương Tử đã bị cấm.
Tháng 7/2020, nhận được thông báo từ chính quyền, ông Lý đã niêm phong miệng suối, nơi cá bơi ra từ sông ngầm. Những con cá đục và cá cung Vân Nam hoang dã hoàn toàn được thay thế bằng cá đục nuôi.
Mặc dù sau đợt hạn chế này, việc kinh doanh suối cá của ông Lý sa sút đi rất nhiều. Nhưng nhờ danh tiếng lâu năm, suối cá nhà ông vẫn có một số lượng khách tham quan nhất định hàng năm, thu nhập đủ cho gia đình sống khá giả.
- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!