Đào 'thủy mộ' 2.500 năm, Trung Quốc tìm được kho báu độc nhất vô nhị, công nghệ cao không thể sao chép
Tàu NASA có thể đã bắt được sinh vật Sao Hỏa nhưng làm chết? / Hơn 600 năm, vì sao không có phân chim trên nóc Tử Cấm Thành?
5 thập kỷ trước, Trung Quốc có phát hiện khảo cổ gây chấn động thế giới. Hàng loạt cổ vật xác lập nhiều kỷ lục khác nhau đã được tìm thấy trong "thủy mộ" gần 2.500 năm tuổi. Lịch sử của một vương quốc nhỏ thời Chiến Quốc nhờ đó có cơ hội được đánh thức sau nghìn năm ngủ vùi dưới lòng đất.
Khai quật "thủy mộ" gần 2.500 năm tuổi, giới khảo cổ có nhiều phát hiện chấn độngVào cuối những năm 1970, giới khảo cổ Trung Quốc bất ngờ phát hiện mộ cổ niên đại gần 2.500 tuổi tại thành cổ Tùy Châu - quê hương của vị vua huyền thoại Viêm Đế Thần Nông - thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Năm đó, khi người của Quân đội Trung Quốc tiến hành phá núi để xây dựng doanh trại tại khu vực Lôi Cổ Ôn thì họ bất ngờ nhìn thấy dấu tích của một ngôi mộ cổ (màu sắc và kết cấu đất khác với những khu vực xung quanh). Chuyên gia lập tức đến hiện trường. Đội khảo cổ phải di dời gần 50 phiến đá lớn và một lớp than bùn dày mới có thể tiếp cận lăng mộ rộng 220 mét vuông, sâu 13 mét và ngập đầy nước này.
Tiến hành khảo sát ban đầu, các chuyên gia nhận định đây là lăng mộ của Tăng Hầu Ất (475 TCN – 433 TCN), còn có tên là Cơ Ất, vua của Tăng quốc - một chư hầu nhà Chu vào đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tin tức này nhanh chóng làm chấn động giới khảo cổ nói riêng và Trung Quốc nói chung vì nhiều lẽ. Thứ nhất, phát hiện lăng mộ của hoàng đế có giá trị khảo cổ vô cùng lớn; Thứ hai, bên trong lăng mộ rộng lớn, sâu hàng chục mét dưới lòng đất này, người ta đã tìm thấy vô số cổ vật đỉnh cao, có một không hai trong lịch sử quốc gia này.
Với tư cách là chủ nhân của lăng mộ, Tăng Hầu Ất thu hút sự chú ý cực kỳ lớn của giới mộ điệu dù có rất ít ghi chép lịch sử về nhân vật này. Vương quốc Tăng nhỏ bé nhờ đó cũng trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau gần 2.500 năm bị thời gian phủ bụi.
Có thể nói, việc tìm thấy lăng mộ Tăng Hầu Ất là phát hiện khảo cổ tối trọng yếu của Trung Quốc. Vậy bên trong "thủy mộ" ngàn năm tuổi này có những báu vật độc nhất vô nhị nào?
1. Quan tài 7 tấn nặng nhất thế giới cùng hài cốt 21 mỹ nhân vây quanh
Sau khi tiến hành hút nước lăng mộ, đội chuyên gia phải ngày đêm làm sạch bên trong lăng mộ vì bốn bề đều lấp đầy than bùn.
Sau khi lấy hết hơn 31 tấn than bùn phía trên quan tài chính, trước mắt đội khảo cổ là một cỗ quan tài lớn bằng gỗ nặng 7 tấn, nằm ở trung tâm, được chế tác tinh xảo, còn nguyên vẹn dù đã qua hàng ngàn năm. Người nằm bên trong chính là chủ nhân của lăng mộ xa hoa này: Tăng Hầu Ất băng hà ở tuổi 45. Cho đến nay, đây là cỗ quan tài cổ nặng nhất từng được tìm thấy trên thế giới.
Chưa hết, xung quanh cỗ quan tài này có tổng cộng 21 quan tài nhỏ hơn nằm xung quanh quan tài chính. Hài cốt bên trong đều là nữ nhân, độ tuổi từ 13 đến 24. Các nhà khảo cổ nhận định, 21 mỹ nhân này có thể là những vũ công xinh đẹp thường ngày hầu hạ bên cạnh nhà vua khi còn sống. Sau khi nhà vua băng hà, họ cũng bị tuẫn táng theo để có thể hầu hạ nhà vua ở thế giới bên kia.
2. "Bảo vật mồ côi", công nghệ cao không thể sao chép
Sau khi phát hiện cỗ quan tài nặng 7 tấn, một lượng lớn các nhà khảo cổ Trung Quốc tập trung tìm kiếm cổ vật bên trong lăng mộ. Sau nhiều tháng làm việc, họ phát hiện tổng cộng khoảng 15.404 cổ vật lớn nhỏ, chất liệu, hình dáng khác nhau. Trong số đó có hơn 6.200 cổ vật làm bằng đồng.
Đỉnh cao nhất trong số đồ đồng đó chính là Đế trống cao khoảng nửa mét và nặng gần 200kg. Nhìn thấy báu vật này, giới nghệ nhân Trung Quốc hiện đại phải thốt lên đầy kinh ngạc trước tài năng quá đỗi đỉnh cao của nghệ nhân thời xưa cách đây 2.500 năm.
"Tôi hoàn toàn ngạc nhiên và khâm phục trước kỹ năng điêu luyện tuyệt vời của các nhà điêu khắc cổ đại, đến nỗi bây giờ trên thế giới chỉ có duy nhất chiếc Đế trống bằng đồng này tồn tại. Ngay cả công nghệ tiên tiến cũng không thể nào mô phỏng, sao chép thậm chí làm giả được tạo vật văn hóa kỳ diệu này" - Một chuyên gia thuộc đội khảo cổ lăng mộ Tăng Hầu Ất cảm thán.
Đế trống bằng đồng này là phần không thể thiếu của Trống - nhạc cụ phổ biến của Tăng quốc. Trống gồm 3 phần: Trống, giá đỡ và đế trống.
Phần đế trống thường được các nghệ nhân xưa coi trọng chế tác. Bảo vật trong lăng mộ Tăng Hầu Ất bao gồm rất nhiều tượng rồng, trong đó có 16 tượng rồng lớn và hàng chục tượng rồng nhỏ. Dù chế tác bằng đồng nhưng hàng trăm con rồng này sống động như thật, tạo được cảm xúc linh diệu, thu hút người xem rất mạnh. Chúng tinh xảo, phức tạp đến mức hoàn hảo và được giới nghệ nhân nhận định là báu vật đỉnh cao nhất của nghệ thuật luyện đồng thời cổ đại.
Điều khiến giới chuyên gia bối rối là họ không biết chính xác có bao nhiêu con rồng bởi tất cả tượng rồng của đế trống đều trong tư thế quấn quýt rồi leo lên cao đầy kiêu hãnh. Đó chính là lý do khiến người ta không tài nào sao chép được báu vật này
Vì không thể sao chép nên đế trống Tăng Hầu Ất được xem là "bảo vật mồ côi" có một không hai trên thế giới.
3. Bộ chuông đồng 2,5 tấn lớn nhất lịch sử khảo cổ Trung Quốc
Cổ vật bằng đồng thể hiện tài nghệ đỉnh cao tiếp theo của nghệ nhân thời Trung Quốc xưa chính là bộ chuông đồng của Tăng Hầu Ất. Giới chuyên gia đánh giá đây là bộ chuông đồng hoàn thiện nhất và lớn nhất được phát hiện cho đến nay tại Trung Quốc.
Năm 2018, Bảo tàng Văn hóa và Lịch sử CPPCC (Trung Quốc) đăng tải bài viết của Giám đốc Hội Khảo cổ học tỉnh Hồ Bắc nhân dịp 40 năm ngày phát hiện quần thể lăng mộ chấn động Trung Quốc này, trong đó có đoạn mô tả phát hiện bộ chuông đồng quý hiếm.
"Bộ chuông được đặt ở phía Tây của phòng giữa lăng mộ. Khung chuông được chia thành ba tầng: Trên, giữa và dưới. Tầng trên cùng được chia thành ba giá đỡ, tất cả đều là những chiếc chuông nhỏ, tổng cộng có 19 chiếc. Giá đỡ ở giữa được đỡ bởi ba chiến binh bằng đồng. Có 33 chiếc chuông cỡ trung bình tại đây. Điều hiếm hơn nữa là hầu hết 13 quả chuông lớn ở tầng dưới vẫn được treo trên khung chuông và còn được đỡ bởi 3 chiến binh bằng đồng khác.
Thứ khó lấy nhất là những chiếc chuông lớn ở tầng dưới. Hầu hết chúng đều nặng hơn 100 kg, có chiếc nặng hơn 200 kg, cao 1,52 mét. Chỉ riêng kích thước của chuông cũng khiến nhiều người kinh ngạc. Toàn bộ khung chuông có trọng lượng hơn 2,5 tấn và tồn tại gần 2.500 năm vẫn đứng vững chắc chắn nhờ kỹ thuật ghép mộng của người xưa".
Những chi tiết trên chuông cùng các dòng chữ quý mới là điểm khiến các nhà sử học khâm phục tài năng của nghệ nhân xưa. Tất thảy được làm rất khéo léo. Đặc biệt, âm thanh của chuông trầm bổng, khiến người ta khó có thể sao chép y nguyên.
Chính vì thế, bộ chuông đồng này có thể coi là đỉnh cao của nhạc cụ bằng đồng thời Chiến Quốc, được Trung Quốc xếp vào hàng báu vật quốc gia.
Bên cạnh hàng nghìn cổ vật bằng đồng, bên trong lăng mộ Tăng Hầu Ất còn chứa cả một kho vũ khí. Hơn 4.000 đầu mũi tên đã được tìm thấy - đây là số đầu mũi tên được khai quật nhiều nhất từ một cổ mộ trong nhiều năm qua tại Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có các loại vũ khí chính như kiếm, giáo, kích, cung...
"Phát hiện lăng mộ này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử thời tiền Tần. Lịch sử vũ khí quân sự, các nghi lễ cổ xưa, kỹ nghệ đúc đồng khác nhau trong ngôi mộ này trở nên sáng tỏ hơn bao giờ hết. Về nghệ thuật và thủ công, có những tác phẩm nổi bật về điêu khắc, mô hình, hội họa và chạm khắc, một số tác phẩm đã tạo tiền lệ cho các thế hệ nghệ thuật tương lai. Thu hoạch là quá lớn không thể kể hết" - Giám đốc Hội Khảo cổ học tỉnh Hồ Bắc kết bài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sa mạc Sahara sâu bao nhiêu? Nếu bạn đào hết cát lên, bên dưới có gì?
Nhóm công nhân đào được 500 vật thể hình tròn, ngỡ ngàng khi tất cả đều bằng vàng
Kho báu khổng lồ chứa 4.500 tấn vàng nhưng 80 năm không ai dám ‘động’ vào: 'Sốc' với lý do
Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên 50 tuổi không được hoàng đế thị tẩm?
Theo một nghĩa nào đó, kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên trái đất
Bức tranh đắt nhất lịch sử Việt Nam có giá bao nhiêu tiền?