Khám phá

Đát Kỷ thực sự là ai trong lịch sử Trung Quốc? Hình dáng được phục dựng hoàn toàn khác xa hồ yêu trong phim ảnh

Đát Kỷ từ lâu đã gắn liền với hình ảnh mỹ nhân "hồng nhan họa thủy" khiến triều Thương sụp đổ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên mẫu của nàng hoàn toàn khác xa những gì chúng ta vẫn tưởng.

Vị vua Việt giỏi các kỹ nghệ lặt vặt, lên ngôi nhờ giấc mơ của người khác là ai? / Vị Vua Việt đầu tiên lấy vợ Tây, 2 lần lên ngôi trong lịch sử, trị vì 38 năm là ai?

Trong không ít tác phẩm phim ảnh cũng như các bộ truyện nổi tiếng của Trung Quốc, không khó để thấy nhân vật Đát Kỷ - Vương hậu thứ hai của Đế Tân, vị quân chủ cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, luôn được xây dựng gắn với hình tượng mỹ nhân mê hoặc bậc quân vương, là đại họa cho giang sơn xã tắc.

Điển hình là bộ tiểu thuyết lịch sử “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm, Lục Tây Tĩnh viết dưới thời Minh đã cho rằng Đát Kỷ thực chất là do hồ ly tinh chín đuôi hóa thành, dùng nhan sắc của mình mê hoặc Trụ Vương làm nhiều điều ác, xây hồ rượu rừng thịt và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhà Thương.

Đát Kỷ thực sự là ai trong lịch sử Trung Quốc? Hình dáng được phục dựng hoàn toàn khác xa hồ yêu trong phim ảnh - Ảnh 1.

Hình ảnh Đát Kỷ trong bộ phim "Phong thần đệ nhất bộ: Triều ca phong vân (Phong thần 1)"

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc từ những nghiên cứu đã cho thấy, nhân vật Đát Kỷ trong lịch sử có hình tượng hoàn toàn khác xa những ấn tượng cố hữu của nhiều người. Ông cho biết, thực tế Đát Kỷ không phải một Vương hậu chỉ quanh quẩn chốn hậu cung mà phải gánh trên mình trọng trách quốc gia, cùng phu quân khóc lên mình giáp sắt xông pha chinh chiến chốn sa trường.

Hoàng Minh Sùng thông tin thêm, từ hồ sơ tư liệu cũng như những di chỉ văn hóa khảo cổ và các nghiên cứu liên quan khác đều cho thấy, thực chất địa vị của phụ nữ thời Thương khá cao, đặc biệt đối với những người trong các gia đình trâm anh thế phiệt càng phải thể hiện khả năng của bản thân trong nhiều lĩnh vực.

Ví dụ như hoàng hậu của Thương vương Vũ Đinh - Phụ Hảo không chỉ đảm nhận chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự mà còn cùng chồng lãnh đạo binh lính chinh phạt chiến trường. Khi phu quân cùng tướng sĩ đuổi theo địch, Phụ Hảo sẽ thực hiện bao vây bốn phía, bắt giữ và áp giải địch đến Ân Khư (kinh đô triều Thương) để làm vật tế thần. Dựa vào bối cảnh lịch sử này, không chỉ Phụ Hảo mà Đát Kỷ và nhiều phụ nữ dưới triều Thương khác cũng sẽ phải đảm nhận những trọng trách tương tự.

Cùng với đó, sau khi bại trần Mục Dã - trận chiến mấu chốt khiến "Thương vong Chu khởi" (nhà Thương diệt vong, nhà Chu thành lập) Trụ Vương cùng Đát Kỷ đã cùng nhau tự thiêu trong ngọc phục trên đường áp giải. Dù sau khi dập lửa chỉ còn hai chiếc xác cháy đen nhưng người Chu vẫn làm theo đúng nghi thức, tiến hành chặt đầu treo lên cờ và tiếp tục di chuyển về kinh đô.

Đát Kỷ thực sự là ai trong lịch sử Trung Quốc? Hình dáng được phục dựng hoàn toàn khác xa hồ yêu trong phim ảnh - Ảnh 2.

Hình ảnh được cho là gần với hình tượng thật của Đát Kỷ nhất do Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc thực hiện

 

Nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, sở dĩ Đát Kỷ bị “bôi nhọ” chủ yếu liên quan đến việc những hậu duệ của Nho giáo muốn nâng đỡ hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng. Cố ý nói Đát Kỷ tham gia vào việc triều chính, lũng đoạn triều cương, khiến Trụ Vương trở thành hôn quân, dân chúng lầm than nhằm hợp lý hóa việc nhà Chu lật đổ nhà Thương.

Sau này, dưới những tình tiết trong "Phong thần diễn nghĩa" càng khiến Đát Kỷ từ một vương hậu cùng chồng dẫn binh chinh chiến trở thành “hồng nhan họa thủy”. Không chỉ Đát Kỷ, Hoàng Minh Sùng cũng chia sẻ, trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều phụ nữ bị bôi nhọ danh tiếng bởi đa phần những người viết sử đều cho rằng, họ không nên can dự triều chính, nếu đất nước diệt vong, trách nhiệm chắc chắn đều thuộc về nữ giới.

“Người ta thường nói, để thấy một nụ cười của Bao Tự, Chu U vương đã đốt lửa trên hỏa đài (đài phát lửa cảnh báo có quân giặc) để lừa triệu chư hầu chạy đến, từ đó gián tiếp gây ra việc mất Cảo Kinh (một trong hai khu định cư bao gồm thủ đô của triều đại Tây Chu) khi quân Khuyển Nhung thực sự xâm chiếm. Tuy nhiên những nghiên cứu lịch sử lại cho thấy thời đó chưa có hỏa đài” - Nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Minh Dùng nói thông tin thêm.

Chính từ những quan điểm nghiên cứu trên, phòng triển lãm di tích lịch sử và văn hóa thuộc Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc đã tìm đến họa sĩ Xi Vưu, cố gắng sử dụng nhiều phương thức để có thể vẽ một bức họa gần giống với dung mạo nguyên bản của Đát Kỷ nhất.

Tham khảo từ các tư liệu lịch sử và mặt nạ đồng đen từ xưa đã khắc họa hình tượng Đát Kỷ với đôi mắt phượng trong tư thế oai hùng hiên ngang, tay cầm một chiếc khiên bằng đồng của đại quý tộc triều Thương, khắc trên đó là hoa văn của ác thú cùng thanh đồng việt (một loại vũ khí làm bằng đồng).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm