Đất nước sở hữu ngọn lửa vĩnh cửu cháy 4.000 năm chưa bao giờ tắt, bất chấp mưa gió và tuyết rơi
Độc lạ ngọn núi ‘phun’ ra vàng thật quanh năm, vàng mỗi ngày trị giá tới 162 triệu đồng nhưng không ai dám nhặt / Tại sao trên Trái đất, không có ngọn núi nào cao quá 20.000 mét? Lý do liên quan đến sự sinh tồn!
Ảnh minh họa
Nguyên nhân xuất hiện ngọc lửa nghìn năm tại Yanar Dag do nguồn khí đốt dự trữ tự nhiên bị rò rỉ, góp phần hình thành những đám cháy tự phát. Hiện tượng này đã thu hút lượng lớn du khách đến với Azerbaijan mỗi năm.
Theo đó, từ lỗ hổng của những phiến sa thạch bao quanh khoảng 10 mét trên sườn núi Yanar Dag, lửa bốc lên dữ dội, cao hàng mét và cháy liên tục. Bên dưới mặt đất - nơi những ngọn lửa không bao giờ bị dập tắt - là một dòng khí đốt cực bền bỉ trong hàng nghìn năm.
Vào thế kỷ 13, nhà thám hiểm người Italia - Marco Polo đã viết về những hiện tượng bí ẩn của ngọn lửa vĩnh cửu khi ông đi qua đất nước này. Các thương nhân Con đường Tơ lụa cũng mang tin tức về ngọn lửa của Azerbaijan đến những vùng đất khác. Đó là lí do tại sao đất nước này có biệt danh là “vùng đất lửa”.
Không chỉ trở thành điểm tham quan, những ngọn lửa vĩnh cửu còn từng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tôn giáo Zoroastrian (Hoả giáo) cổ đại tại Azerbaijan vào hàng nhìn năm về trước.
Đối với Hoả giáo, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, là phương tiện để đạt được sự hiểu biết và trí tuệ tâm linh. Tuy nhiên, đến hiện tại, hầu hết du khách đến trung tâm của Yanar Dag để tận mắt chiêm ngưỡng lửa vĩnh cửu hơn là thỏa mãn niềm tin tôn giáo.
Tại Azerbaijan còn có một ngôi đền lửa mang tên Ateshgah thờ Thần Lửa, biểu tượng đại diện cho tín ngưỡng Hỏa giáo của đất nước. Từ thời xa xưa, người dân bản địa nghĩ rằng có những vị thần đang ngự trị tại đây, các hoạt động thờ phụng cũng bắt đầu từ niềm tin của họ.
Đền Lửa Ateshgah được xây trên một lỗ thoát khí đốt tự nhiên nên nó từng có một bàn thờ rực cháy vĩnh viễn. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, Ateshgah bị bỏ hoang và không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng.
Trải qua gần một thế kỷ khai thác dầu khí tràn lan, năm 1969, ngọn lửa vĩnh cửu trong Đền Lửa Ateshgah bị dập tắt. Đến nay, nó đã được thắp sáng lại bằng khí đốt được người dân dẫn qua từ thành phố gần đó.
Được xây dựng giống như một quán trọ dành cho khách du lịch theo phong cách nơi lưu trú của người lữ hành, khu phức hợp trong Đền Lửa Ateshgah có 24 phòng và sân vườn bao quanh.
Chính quyền Azerbaijan đã cải tạo khu phức hợp đền lửa thành bảo tàng từ năm 1975. Đến năm 1998, Ateshgah được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng từ đây ngôi đền này thường xuyên đón khoảng 15.000 du khách ghé thăm mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm