Khám phá

Đây chính là bộ phận tạo nên các giấc mơ khi chúng ta ngủ

Các nhà khoa học vừa thực hiện một nghiên cứu mới được xem là nghiên cứu quan trọng nhất về các giấc mơ.

Giải mã bí mật giấc mơ qua ảnh chụp ma quái / Mơ bị rụng tóc, tốt hay xấu?

Các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison vừa xác định được một "vùng nóng" của hoạt động điện não trong bộ não giúp chúng ta có những giấc mơ.

Nhiều giấc mơ xảy ra ngoài vùng REM (vùng não nghỉ ngơi khi ta ngủ chợp mắt) khiến chúng ta không thể nhớ được giấc mơ khi thức dậy.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hình thành và thời gian của giấc mơ, mà còn chobiết về cách gây ngủ và cách điều khiển giấc mơ của bộ não, nhờ đó có cách chữa hữu hiệu cho những người gặp chứng khó ngủ và mất ngủ.

Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy khi thức, bộ não vẫn thường xuyên thực hiện những việc khi ngủ, là tái tạo lại khuôn mặt của ai đó, khiến chúng ta cảm giác như đã gặp sự việc đó trong thế giới của những giấc mơ rồi.

Đây chính là bộ phận tạo nên các giấc mơ khi chúng ta ngủ - 1

Giấc mơ được tạo thành từ một vùng sau não, nó giống như những trải nghiệm thực tế mà ta đã trải qua trong ngày.

“Chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi trong bộ não khi chúng ta ngủ và thức, và nhận thấy rằng bộ não khi thức thỉnh thoảng hoạt động giống hệt như khi ta ngủ. Bằng cách này, chúng ta có thể nghiên cứu vào vùng não có ý thức khi ngủ, loại trừ những vùng hoạt động không rõ ràng như khi ngủ và thức chúng đều như nhau”, nhà tâm lý học Giulio Tononi - một trong số những nhà nghiên cứu của dự án cho biết.

Có tổng cộng 46 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu. Họ chỉ việc nằm ngủ trong phòng thí nghiệm của Wisconsin và đội chiếc mũ có gắng 256 điện cực để đo hoạt động của não và điện não đồ. Tại những mốc thời gian khác nhau, người tham gia được đánh thức và hỏi về giấc mơ của họ.

Qua thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu thấy được "vùng nóng" nằm ở phía sau não, giúp não xử lý hình ảnh và tích hợp các giác quan của cơ thể người để tạo ra giấc mơ chân thật nhất có thể.

 

Bằng cách theo dõi vùng nóng này và đánh thức những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, 87% thời gian của giấc ngủ là bộ não tạo ra giấc mơ. Theo đó, khi chúng ta ngủ và thức dậy, dù không nhớ gì về giấc mơnhưng trên thực tế chúng ta vẫn đã mơ.

Một thí nghiệm khác cũng trong khuôn khổ nghiên cứu, các nhà khoa học tìm mối liên kết những hoạt động của bộ não giữa lúc chúng ta ngủ và thức, cũng như tìm xem phần nào của não hoạt động khi ta cố nhận diện một khuôn mặt nào đó.

“Điều này cho thấy giấc mơ được hình thành từ những vùng não tương tự như khi chúng ta thức tỉnh và cố nhớ về một nội dung cụ thể nào đó và giấc mơ là những trải nghiệm đã xảy ra thực sự trong thực tế, không phải là một sự sáng tạo mới hay sự pha trộn những trải nghiệm”, Siclari cho biết.

 

Các thí nghiệm nhỏ có liên quan đến thí nghiệm chính như hoạt động của vỏ não vùng trán trước khi mơ, phần não liên quan đến trí nhớ và việc gợi lại các giấc mơ cũng góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.

Nghiên cứu chỉ là phần mở đầu của việc vận dụng các nghiên cứu về giấc mơ cho những mục đích khoa học khác, nhưng nó cũng giúp chúng ta biết thêm nhiều về giấc mơ, chẳng hạn như chỉ cần một vùng não nhỏ để tạo ra giấc mơ có ý thức như khi chúng ta thức tỉnh.

Nhiều nghiên cứu trong tương lai có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu này để tìm hiểu thêm về liệu các giấc mơ có giúp chúng ta tổng hợp và xử lý lại những sự việc đã diễn ra trong ngày hay không.

 

Nhà nghiên cứu Christoph Nissen từ Đại học Tâm thần học của Thụy Sĩ cho biết, điện não đồ mới này có thể mở ra những cách điều trị cho những bệnh nhân gặp chứng khó ngủ hay mất ngủ, có thể tìm được cách giúp họ rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

“Tầm quan trọng của nghiên cứu này vượt ra xa ngoài sự giới hạn lâu nay của nó. Nó có thể khám phá ra giấc mơ trong giấc ngủ chợp mắt nhanh và một số khía cạnh khác mà chưa từng có ai nghiên cứu trước đây”, nhà khoa học Mark Blagrove ở viện nghiên cứu về giấc ngủ thuộc Đại học Swansea, cho biết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm