Đây chính là khuôn mặt thật của các hoàng đế La Mã huyền thoại, được AI phục dựng từ tượng điêu khắc trong bảo tàng
Chuyện về sủng phi sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh: Từ cung nữ thấp bé trở thành phi tần, sau bị giáng vị vì đùa giỡn với thái giám / Phi tần bí ẩn nhất triều Thanh: Xuất thân thấp kém, được Hoàng đế Thuận Trị ban phong hiệu kỳ lạ và không được lưu lại trong sử sách Trung Hoa
Các đặc điểm trên khuôn mặt của các Hoàng đế La Mã thường được lưu giữ trong hàng trăm tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, ngay cả những tác phẩm chạm khắc chi tiết nhất cũng không thể truyền tải được chính xác diện mạo của những người cai trị Đế quốc La Mã khi họ còn sống.
Chính điều này đã thôi thúc Daniel Voshart - nhà quay phim kiêm chuyên gia thiết kế thực tế ảo người Canada sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) để phục dựng chân dung của các hoàng đế La Mã.
Theo đó, các thuật toán AI đã phân tích khoảng 800 bức tượng bán thân để tạo ra mô hình khuôn mặt các hoàng đế La Mã, với đường nét khuôn mặt, tóc và da được thể hiện chi tiết và chân thực nhất có thể. Mô hình này sau đó sẽ được bổ sung thêm màu sắc.
Tiếp đó, những mô hình khuôn mặt được tạo ra bằng AI này tiếp tục được chuyên gia Daniel Voshart tinh chỉnh lại một lần nữa bằng Photoshop. Ông sẽ bổ sung thêm các chi tiết trên khuôn mặt được thu thập từ các nguồn như tiền xu, tác phẩm nghệ thuật và văn bản lịch sử… Tất cả các công đoạn này được thực hiện rất chi tiết để tạo ra các bức chân dung thực sự sống động.
"Một bức tượng bán thân được điêu khắc kĩ càng, nguyên vẹn với các đường nét khuôn mặt đạt chuẩn sẽ dễ dàng cho ra kết quả với độ chân thực rất cao. Ngược lại, nếu dữ liệu chỉ được tập hợp từ các tác phẩm điêu khắc bị hư hỏng theo thời gian, hoặc các hình ảnh (chụp tượng bán thân) được thực hiện trong điều kiện ánh sáng kém sẽ tạo ra những bức chân dung không chân thực", chuyên gia Daniel Voshart cho biết.
Được biết, chuyên gia người Canada này sẽ ưu tiên lấy dữ liệu từ các tượng bán thân được tạc khi các hoàng đế La Mã vẫn còn sống, hoặc được làm một cách khéo léo nhất. Đối với màu da, Voshart sẽ cung cấp cho thuật toán AI một hình ảnh tham chiếu đã được tô màu, hoặc để AI tự phán đoán cách phân phối màu sắc sao cho bề mặt mô hình giống với da người thật.
Theo chuyên gia Voshart, công đoạn nghiên cứu và lấy dữ liệu từ các tác phẩm nghệ thuật và tài liệu về các hoàng đế La Mã mất khoảng hai tháng. Trong khi đó, mỗi bức chân dung tốn khoảng từ 15-16 giờ để thực hiện.
Đối với hoàng đế Caligula, người trị vì từ năm 37 đến năm 41 sau Công nguyên, việc tạo mô hình khuôn mặt được thực hiện trên các mô tả như "đầu méo, mắt và thái dương trũng xuống", từ một bài báo xuất bản năm 1928 trên tạp chíStudies in Philology.
Với Nero, vị hoàng đế ‘bạo chúa’ trị vì từ năm 54 đến năm 68 sau Công nguyên có khuôn hàm tròn trịa hơn, làn da lốm đốm tàn nhang và một khuôn mặt "ưa nhìn hơn là quyến rũ", theo bài báo trên tạp chí Studies in Philology xuất bản năm 1928.
Tính đến hiện tại, đã có 54 vị hoàng đế La Mã trong thời kỳ Principate, từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 285 sau Công nguyên, được chuyên gia Daniel Voshart phục dụng chân dung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy