Khám phá

Đây là 'điểm yếu' lớn nhất của Gia Cát Lượng: 5 lần thất bại trước Ngụy, vì đâu?

Bậc thầy quân sự Gia Cát Lượng dù tài giỏi đến đâu cũng không giải quyết được một vấn đề mà bản thân ông cũng đã thấy từ lâu.

Chúng ta đều biết thời , khi Trung Hoa hình thành thế chân vạc, Gia Cát Lượng đã năm lần đen quân tiến lên phía Bắc đánh nước Ngụy nhưng tất cả đều thất bại do thiếu lương thảo. Một bậc thầy quân sự như Gia Cát Lượng vì sao lại năm lần bảy lượt không thể giải quyết kín kẽ vấn đề này?

Ảnh minh họa.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Gia Cát Lượng 6 lần dẫn quân Bắc phạt, có lần suýt giết được chủ tướng của quân Bắc Ngụy là Tư Mã Ý. Tuy nhiên, theo chính sử ghi chép của cuộc chiến tranh Thục-Ngụy (228-234) thì Gia Cát Lượng có tổng cộng chỉ 5 lần cầm quân từ nước Thục để tiến đánh nước Ngụy.

Tất cả trong số đó đều không giành được chiến thắng cuối cùng mà phải lui quân về vì các lí do khác nhau. Trong đó, chủ yếu vẫn là sự thiếu hụt lương thảo. Và đáng buồn thay là ông dù tài giỏi đến mấy cũng không khắc phục được, lý do là gì?

Nước Thục thiếu lương thực?

Trong thời kỳ Tam quốc phân tranh, các nhà sử học cho rằng vùng đất trù phú, dễ dàng sản xuất, tập hợp quân đội nhất là vùng phía bắc do nước Ngụy nắm giữ, kế đến là vùng Giang Đông với sông ngòi chằng chịt, người tuy không đông nhưng đất đai cũng màu mỡ và khi chiến đấu thì dễ dàng phòng thủ, cuối cùng là vùng Tây Xuyên của nước Thục, hiểm trở và khó sinh sống hơn.

Đây có thể là nguyên do khiến nước Thục dù có quân sư tài ba cũng luôn rơi vào tình cảnh thiếu thốn vật chất. Nhưng đó liệu có là nguyên nhân cốt yếu?

Bản đồ Tam Quốc cho thấy nước Thục nhỏ nhất và muốn đánh nước Ngụy thì cần vượt nhiều địa hình hiểm trở (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, vùng Tây Xuyên này là do Gia Cát Lượng tự lựa chọn từ khi mới đi theo Lưu Bị. Cụ thể, Trong "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ thì khi hai người gặp nhau Gia Cát Lượng đã đề ra "Long Trung Đối Sách", chủ động chọn vùng Tây Xuyên làm căn cứ đối trọng với hai thế lực của Tào Tháo ở phía Bắc và nhà họ Tôn ở phía Đông.

Sở dĩ phải làm vậy vì thực lực hai đối thủ kia đã mạnh, an bài và khó lấy tiến vào các vùng đất đó làm căn cứ khi Lưu Bị còn ở tình trạng gần như chưa có gì trong tay. Nói cách khác, việc chọn Tây Xuyên là bắt buộc, là phương án duy nhất.

Tây Xuyên tuy không sánh bằng hai vùng còn lại nhưng cũng không đến mức túng thiếu, vẫn đủ để ổn định dân chúng, xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo. Bằng chứng là khi thế Tam Quốc hình thành, Lưu Bị xưng vương ở Tây Xuyên, Gia Cát Lượng làm đại thần phụ trách nhiều việc trọng yếu bao gồm hậu cần cho quân đội thì nước Thục không bao giờ bị thiếu lương thảo cả.

Bằng chứng rõ nét nhất là khi Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không trực tiếp đi cùng mà ở lại hậu phương lo tiếp ứng quân giới, thực phẩm và phòng bị thì quân nước Thục không thiếu thốn gì. Lưu Bị sau đó thất bại trận đánh này là do chiến thuật sai lầm.

Nguyên nhân thiếu lương là vì... quân đội chuyên nghiệp hơn?

Có thể so sánh với thời Xuân Thu - Chiến Quốc, cả Trung Hoa bị chỉ nhỏ ra thành nhiều nước chứ không phải chỉ có ba quốc gia như thời Gia Cát Lượng sống nhưng rất ít khi có quân đội một nước thất bại vì thiếu lương thực.

Hơn nữa, năng lực sản xuất thời Tam Quốc cũng hơn hẳn (vì bối cảnh sau thời Chiến Quốc tới 400 năm) nên việc đổ lỗi cho vùng đất nước Thục thiếu lương chưa hẳn đã thuyết phục hoàn toàn.

Nhưng thực tế, lương thực liên tục bị thiếu mỗi khi Gia Cát Lượng đem quân Bắc phạt. Lý do là bởi chế độ quân dịch của nước Thục.

Mỗi lần đem quân chinh chiến không thành là Gia Cát Lượng khiến quốc lực nước Thục yếu dần đi (Ảnh: Internet)

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, theo các sử liệu ghi lại thì các nước chư hầu đều có chế độ quân dịch là tuyển chọn nam giới là những người nông dân khỏe mạnh trong các độ tuổi tham gia quân đội nhưng họ sẽ không hoàn toàn là quân lính chuyên nghiệp.

Quân đội đa số chỉ tập trung khi có chiến tranh, còn khi đã tương đối hòa bình thì nam giới được đưa về địa phương để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, các nước đảm bảo được nguồn lương thực không bị thiếu hụt trong đất nước mà còn có sản lượng dự trữ đề phòng chiến tranh.

Cũng theo các sử liệu, thì thời Tam Quốc, quân đội nước Thục không có chế độ như vậy mà là được tổ chức chuyên nghiệp hơn. Mỗi nam giới khi đã vào quân đội là coi như sẽ phục vụ trong quân đội mãi mãi chứ không được trả về địa phương sản xuất nông nghiệp nữa.

Đi lính được coi là một nghề chính thức và lâu dài, cho dù đang thái bình thì hầu hết quân lính vẫn sẽ tại ngũ và tiêu hao lương thảo, vậy nên sức sản xuất nhiều khi không thể đảm bảo.

Ngược lại, Tào Tháo là người đặt nền móng cho nước Ngụy đã sáng suốt hơn khi nhìn nhận ra vấn đề, vì thế ông đã cho tiến hành chế độ "Đồn Điền" (tức luôn luôn phải lập các khu vực tích trữ lương thảo). Nhờ sự cẩn trọng ấy cùng với việc kiểm soát vùng đồng bằng Hoa Bắc trù phú nên quân đội nước Ngụy sau này ít khi thiếu lương.

Tào Tháo đã có chính sách chuẩn bị về lương thảo đúng đắn hơn Gia Cát Lượng (Ảnh: Internet)

Còn với Gia Cát Lượng, chính vì chính sách quân dịch của nước Thục đã khiến quân đội tiêu hao nhiều nguồn lực hơn so với sức sản xuất của quốc gia. Thêm vào đó, muốn đem quân lên đánh phía Bắc thì quân đội phải đi qua vùng Hán Trung (nay thuộc Tứ Xuyên).

Đường hành quân khó khăn hiểm trở nên việc tiếp ứng lương thảo cũng gặp vô vàn vấn đề. Chính những lí do này khiến Gia Cát Lượng dù tài giỏi đến đâu cũng không giải quyết được một vấn đề mà bản thân ông cũng đã thấy từ lâu.

Theo Hoàng Lê/Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo