Khám phá

Đây là loài rùa ‘khủng’ nhất từng sống trên Trái Đất, có thể ăn thịt cả cá sấu

DNVN - Carbonemys cofrinii là một loài rùa thuộc chi đơn của rùa cổ đại. Với chiều dài mai có thể lên tới 1,72m và bộ hàm cực khỏe, nó có thể giết chết nhiều loài động vật khác để làm thức ăn, ngay cả cá sấu cũng không phải là ngoại lệ.

Cây dừa “lạ” hơn 60 năm sống trên đá vẫn cho trái / Hé lộ bí quyết sống thọ của vị vua nổi tiếng Càn Long: Chỉ cần làm 3 việc này mỗi ngày

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Carbonemys cofrinii đã từng sinh sống trên mảnh đất mà ngày nay là Nam Mỹ cách đây khoảng 60 triệu năm, tức là sau sự kiện tuyệt chủng của khủng long khoảng 5 triệu năm.
Đến năm 2005, hóa thạch của loài rùa này đã được con người phát hiện tại một mỏ than ở Columbia. Sau khi phục chế thành công, các nhà khoa học đã công bố kích thước khổng lồ của Carbonemys cofrinii.
Rùa khổng lồ Carbonemys cofrinii.
Rùa khổng lồ Carbonemys cofrinii.
Theo đó, hộp sọ của Carbonemys cofrinii có kích thước ngang với quả bóng đá và mai dài 1,72m. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định, loài rùa này có bộ hàm cực kỳ khỏe mạnh, đủ sức nghiền nát cả cá sấu.
Đáng chú ý, ở nơi phát hiện ra hóa thạch khổng lồ của Carbonemys cofrinii, các nhà khoa học không thể tìm thấy được hóa thạch của những con rùa cùng loại hoặc động vật nhỏ hơn. Điều này cho thấy, có thể nó đã tiêu diệt tất cả sinh vật nhỏ hơn để làm thức ăn.
Trả lời phỏng vấn với báo giới, nhà nghiên cứu Dan Ksepka thuộc Đại học bang North Carolina đã tiết lộ: “Nó giống như là vị vua ở cái hồ mà nó sinh sống. Carbonemys cofrinii sống sót duy nhất ở đó vì nó đã ăn thịt tất cả đối thủ cạnh tranh và nguồn thức ăn.”
Được biết, toàn bộ nghiên cứu về loài rùa khổng lồ này được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học (Journal of Systematic Paleontology).
Quốc Bảo (Theo Roaring Earth)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm