Đây là nữ nhà giáo nức tiếng đất Thăng Long: Văn hay chữ tốt, ai nấy tôn kính, là phụ nữ Việt duy nhất thời phong kiến dám “cả gan” làm điều này
Bị 4 sư tử ‘giày vò’, trâu rừng kêu la thảm thiết và cái kết đầy bất ngờ / Kỳ lạ loài cá có 555 chiếc răng... và rụng 20 chiếc mỗi ngày
Chế độ phong kiến thường biết đến với tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nặng nề, nhưng dù vậy, một số phụ nữ Việt nhờ đức hiếu học đã chiếm lĩnh được tri thức đương thời, để lại tiếng thơm muôn đời. Trong số những nhân tài đất Việt thời phong kiến, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Thị Duệ, Nguyễn Thị Hinh là 3 nữ tri thức tiêu biểu nhất.
Nói riêng về Nguyễn Thị Hinh hay Bà Huyện Thanh Quan, sinh thời không chỉ là người văn hay chữ tốt, được người người tôn kính mà còn là nhà giáo nức tiếng.
Vừa là cô, vừa là mẹ hiềnTheo cuốn Danh nhân Hà Nội (nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông), Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), người làng Nghi Tàm, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội). Sinh ra trong một gia đình nhà nho nên từ bé Nguyễn Thị Hinh được tiếp xúc với văn chương và sớm bộc lộ năng khiếu văn học. Chồng của bà là Lưu Nguyên Ôn, cũng người Hà Nội, làm tri huyện Thanh Quan nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan không chỉ là người văn hay chữ tốt, được người người tôn kính mà còn là nhà giáo nức tiếng đương thời.
Học vấn và tài năng thi ca, đức độ của bà Nguyễn Thị Hinh nổi tiếng đến mức, vua Minh Mạng (có sách ghi là thời vua Tự Đức) mời về kinh đô Huế giữ chức Cung trung giáo tập.
Đến kinh thành, bà được bố trí làm việc ở Viện Đoan Trang dạy văn chương, lễ nghi, phép tắc cho các công chúa và cung nữ. Tại đây, các quan lại trong triều thường gọi bà với cái tên Lưu phu nhân. Học trò thực sự của bà là những nữ tỳ, cung nữ. Họ gồm nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng đều rất tôn kính bà và thường tìm đến với bà để gửi gắm niềm tâm sự. Nói cách khác bà vừa là nhà giáo, vừa là người mẹ hiền.
Bà có một cuộc đời "trầm lặng" hơn so với tài năng. Bà chỉ để lại cho đời ngót chừng chục bài thơ Nôm theo thể Hàn luật mà nổi bật nhất là Thăng Long Thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà. Vậy mà vẻ cao sang đài các, kiêu sa từ từng con chữ trong những bài thơ, mỗi bài đều 56 chữ ấy đã lan tỏa khắp thi đàn nước Việt trải đã mấy trăm năm.
"Cả gan" thay chồng thăng đường xử ánĐến nay, dân gian lẫn sách vở vẫn còn lưu lại khá nhiều giai thoại khác nhau về Bà Huyện Thanh Quan, trong đó có những câu chuyện về chuyện bà thăng đường thay chồng xử án. Theo sáchMười phụ nữ huyền thoại Việt Nam, một lần, cô Nguyễn Thị Đào đến công đường kiện cáo vì chồng có vợ bé, nên bỏ bê nhà cửa, phụ bạc vợ. Cô làm đơn xin bỏ chồng để đi lấy người khác.
Đến nay, dân gian lẫn sách vở vẫn còn lưu lại khá nhiều giai thoại khác nhau về Bà Huyện Thanh Quan, trong đó có những câu chuyện về chuyện bà thăng đường thay chồng xử án.
Chồng đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã phóng khoáng phê vào đơn:Phó cho con Nguyễn Thị Đào / Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai / Chữ rằng "Xuân bất tái lai"/ Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già. Sau đó, người chồng của cô này kiện lên quan trên, nghe nói vì việc này mà ông Huyện Thanh Quan bị giáng chức.
Trong một lần khác, có ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Nhưng lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Tuy nhiên, cảm động trước hiếu hạnh của ông này, nhân lúc chồng đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:Người ta thì chẳng được đâu / "Ừ" thì ông Cống làm trâu thì làm. Biết bà Huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Loại ‘gỗ nhân tạo’ bền hơn thép gấp 5 lần: Vật liệu thế hệ mới được nhà sản xuất hàng đầu thế giới sử dụng