Khám phá

Đây là "quả bom hẹn giờ" khổng lồ dưới ngọn núi châu Á, gây ra hàng trăm trận động đất

Dãy núi Hindu Kush trải dài khoảng 800 km dọc theo biên giới của Afghanistan và Pakistan bị rung chuyển bởi hơn 100 trận động đất mỗi năm với cường độ ít nhất là 4,0 độ.

Phát hiện núi lửa "từ thế giới khác" ở đỉnh Tam giác quỷ / Xót xa gấu nâu bị ép phải nhảy vách núi tự tử

Khu vực này là một trong những điểm hoạt động địa chấn nhiều nhất thế giới, đặc biệt là động đất sâu ở tầm trung (rung chuyển sâu từ 70 đến 300 km dưới mặt đất). Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ biết tại sao như vậy.

Đây là quả bom hẹn giờ khổng lồ dưới ngọn núi châu Á, gây ra hàng trăm trận động đất - Ảnh 1.

Dãy núi Hindu Kush (nguồn ảnh: internet).

Các ngọn núi không nằm trên một đường đứt gãy lớn - nơi có nguy cơ cao xảy ra động đất. Các mảng kiến tạo Á-Âu và Ấn Độ va chạm với nhau đều đặn nên khu vực chuyển dịch chậm đi hàng km.

Vậy làm sao đối phó với động đất núi này?

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí "AGU100" chuyên về địa chất ra ngày 17/4/2019, ngọn núi Hindu Kush (một dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan) nổi tiếng có hoạt động địa chấn đáng kinh ngạc với túi nước dài chảy dưới lòng đất đổ vào dưới lớp vỏ nóng bỏng bên dưới.

Giống như một giọt nước đơn độc chảy ra khỏi vòi, núi nước sâu 150 km mỗi năm bị kéo ra 10cm khỏi lớp vỏ lục địa. Lực căng dưới mặt đất có thể gây ra động đất.

Đồng tác giả nghiên cứu - nhà địa vật lý Rebecca Bendick tại Đại học Montana ở Missoula (Mỹ), nói: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra túi nước sau vài năm quan sát động đất gần núi Hindu Kush. Họ thấy rằng các trận động đất hình thành theo một dạng, giống như tạo ra một "mảng tròn" hoạt động địa chấn trên bề mặt hành tinh.

 

Những trận động đất cũng hình thành dọc theo trục dọc rõ ràng, sâu 160 và 230 km dưới lục địa, thậm chí còn sâu hơn nữa - nơi lớp vỏ lục địa vững chắc gặp lớp vỏ nóng và nhớt bên trên. Ở đây túi nước bị kéo căng nhiều nhất.

Đây là quả bom hẹn giờ khổng lồ dưới ngọn núi châu Á, gây ra hàng trăm trận động đất - Ảnh 3.

Vị trí dãy núi Hindu Kush trên bản đồ (nguồn ảnh: internet).

Quan sát của các nhà nghiên cứu phù hợp với giả thuyết về túi nước của khối đá rắn từ từ chảy ngầm, để giải thích cho hoạt động địa chấn tương tự bên dưới dãy núi Carpathia ở châu Âu.

Túi nước dưới núi Hindu Kush có lẽ bắt đầu nhỏ giọt cách đây 10 triệu năm và chảy nhanh hơn gần 10 lần so với trên bề mặt núi di chuyển, khi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Âu Á va chạm nhau.

Nếu chính xác thì kết quả này có thể là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy các lực địa vật lý gây ra động đất rung chuyển khắp hành tinh. Hãy coi chừng túi nước ngầm dưới núi. Nó được ví như quả bom hẹn giờ, có thể kích nổ hàng loạt các trận động đất tại khu vực này.

 

Theo Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm