Dê hoang dã đe dọa 128 loài động-thực vật trong danh sách bảo tồn
Hoàng hậu đáng thương nhất nhà Thanh: Là cháu gái của Thái hậu "khét tiếng", nhưng bị Hoàng đế chán ghét không thèm thị tẩm / AI "hồi sinh" chân dung các Hoàng đế nhà Thanh: Càn Long trẻ trung hoạt bát, bất ngờ nhất là nhan sắc của Quang Tự
Một số hệ sinh thái quan trọng nhất của Australia hiện đang bị dê hoang dã tàn phá. (Nguồn: Reuters.)
Ngày 3/11, Chính phủ Australia đã ban hành dự thảo Kế hoạch giảm thiểu mối đe dọa đối với hệ sinh thái và tình trạng thoái hóa đất do loài dê hoang dã xâm lấn.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, dự thảo kế hoạch trên – do Bộ Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước của Australia đề xuất, đã đề ra một loạt mục tiêu và nội dung hành động nhằm kiểm soát dê hoang dã, trong đó áp dụng các biện pháp mới như thử nghiệm mồi nhử hiệu quả hơn, sử dụng máy bay không người lái và máy ảnh nhiệt để phát hiện và tiêu hủy dê hoang dã một cách có chọn lọc.
Kế hoạch cũng đề ra các biện pháp quản lý dữ liệu và giám sát tốt hơn để thực thi hiệu quả hoạt động kiểm soát dê hoang và nghiên cứu về tác động của loài này đối với môi trường.
Bộ trên cho biết dê hoang được phát hiện ở tất cả các bang và vùng lãnh thổ của Australia, đồng thời bị coi là mối đe dọa đối với 128 loài động - thực vật trong danh sách bảo tồn, trong đó có loài chuột túi đá đuôi cọ và 11 loại cây thuộc chi Keo của Australia (Wattle).
Một số hệ sinh thái quan trọng nhất của Australia hiện đang bị dê hoang dã tàn phá. Tại dãy núi Blue Mountains và quần đảo Rạn san hô Great Barrier, dê hoang dã cạnh tranh thức ăn, nơi ở và nước với các loài bản địa, đồng thời tàn phá môi trường sống quan trọng của các loài này và gây xói mòn đất đai.
Chúng cũng là loài mang mầm bệnh và khiến cộng đồng cùng nông dân Australia phải chi khá nhiều tiền mỗi năm. Ước tính, chỉ riêng ở bang New South Wales đã có hơn 5,8 triệu con dê hoang dã.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Môi trường và Nước Australia-bà Tanya Plibersek-nhấn mạnh: “Các loài xâm lấn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với thực vật và động vật bản địa trên khắp Australia. Mèo, ngựa, kiến vàng điên (Anoplolepis gracilipes) và hiện nay là dê đang là những loài mà Australia phải đối phó nhằm đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho các loài bản địa.” Bà cho rằng dự thảo kế hoạch là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ 128 loài động thực vật bản địa đang bị đe dọa.
Chính phủ Australia đã khởi động quá trình tham vấn cộng động đối với dự thảo kế hoạch trên từ ngày 3/11/2023 và kết thúc vào ngày 7/2/2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo