Đều là thái giám thời cổ đại, tại sao thái giám các nước phương Tây lại chỉ bị hoạn bỏ tinh hoàn, còn Trung Quốc lại phải cắt bỏ hoàn toàn?
Top quốc gia người dân ăn và hít thở vi nhựa nhiều nhất thế giới, sững sờ vị trí của Việt Nam / Bí mật về dãy núi dài nhất thế giới, trải dài qua 7 quốc gia
Đây là chủ đề khiến cho vô số cánh đàn ông phải toát mồ hôi hột. Trong thời cổ đại, có một ngành nghề đặc biệt, đó chính là thái giám. Trước thời Tùy Đường, họ được gọi là “yêm nhân”, từ sau Tùy Đường được gọi là “thái giám”. Những người thống trị thời phong kiến cổ đại, để đảm bảo trinh tiết của thê thiếp, không cho phép nam giới xuất hiện trong hậu cung, nhưng lại có những công việc mà nữ giới không thể hoàn thành được, thế nên mới ra đời nghề “thái giám” này.
Ảnh minh họa.
Ngoài Trung Quốc thời cổ đại, các nước đế quốc như Ba Tư ở Trung Đông, Ai Cập ở Châu Phi, Đông La Mã và Ottoman ở Châu Âu cũng đều có quần thể thái giám to lớn, hơn nữa còn có lịch sử cũng lâu đời không kém Trung Quốc. Điều tương đồng hơn cả là thái giám ở các nước khác nhau cũng giống với Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử.
Theo ghi chép trong sử liệu, thái giám xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 2000 năm trước công nguyên ở khu vực Lưỡng Hà hay còn gọi là Mesopotamia, gần như đi cùng cả quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Người Ai Cập cổ đại dùng rất nhiều thái giám để phục tùng cho Pharaon và hoàng thất, họ cho rằng sau khi đàn ông bị thiến, đặc trưng đàn ông sẽ mất đi, cho dù là tính tình hay dã tâm cũng sẽ giảm đi, khả năng đe dọa cũng giảm đi đáng kể.
Đương nhiên, quan trọng hơn cả là họ mất đi năng lực sinh sản, sẽ không khiến chủ nhân bị cắm sừng, như vậy có thể đảm bảo sự thuần khiết cho huyết thống hoàng thất. Tuy nhiên, thái giám Trung Quốc và nước ngoài có sự khác biệt rất lớn, thái giám trung Quốc sẽ bị cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục, còn thái giám ở các nước như Ai Cập cổ đại hay Đông La Mã thì chỉ bị cắt bỏ phần tinh hoàn. Tại sao lại vậy?
Thực ra là vì vấn đề kỹ thuật. Vào thời kỳ đầu của đế quốc Ai Cập cổ đại, thái giám cũng bị cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục, nhưng tỉ lệ tử vong vô cùng cao, lên tận 60% khiến số lượng thái giám không đủ so với nhu cầu. Vì thế, để đảm bảo số lượng, họ đã sử dụng phương pháp chỉ cắt bỏ tinh hoàn.
Trung Quốc trước thời Tây Hán, thái giám cũng chỉ bị cắt bỏ tinh hoàn, nhưng sau này, do kỹ thuật y học đã phát triển hơn, vì tỉ lệ tử vong do hoạn gây ra đã giảm nên mới dần cắt bỏ hoàn toàn. Đến thời Minh Thanh, tỉ lệ tử vong do hoạn đã giảm xuống rất thấp, thậm chí là rất nhiều người lao động nghèo khổ đã chủ động đưa con vào cung làm thái giám để mưu sinh.
Điều khác với những gì mà những kẻ thống trị nghĩ, thái giám khi mất đi năng lực sinh sản nhưng không hề mất đi tham vọng, ngược lại còn khát vọng quyền lực và tiền tài hơn cả. Thêm vào đó, rất nhiều hoàng tử từ nhỏ đã được thái giám chăm sóc, vì thế càng tin tưởng và dựa dẫm rất nhiều vào họ. Vì thế, trong lịch sử cũng đã xuất hiện rất nhiều thái giám lộng quyền, hay còn gọi là quyền hoạn.
Từ Triệu Cao của triều Tần cho tới Lý Liên Anh của triều Thanh, còn có “Thập Thường Thị” của Đông Hán, Câu Sĩ Lương của triều Đường, Ngụy Trung Hiền của triều Minh,… không có ai là không tham vọng quyền lực và tiền tài cả. Đặc biệt là trong nửa cuối thời Đường, hoàng đế chỉ là con rối bù nhìn trong tay thái giám, có tổng cộng 7 vị hoàng đế đều là do thái giám lập, còn có 2 vị lại bị thái giám giết hại.
Trong các tác phẩm điện ảnh cận đại, hình tượng của thái giám lại được “gia công” nhiều hơn, trở thành cao thủ phản diện võ công cao cường, không chuyện ác nào là không làm. Sự xuất hiện của thái giám phù hợp với trào lưu của lịch sử, cũng cùng với sự phát triển của thời đại mà biến mất dần trong lịch sử.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng thái giám để trêu đùa, nhưng nếu ví dụ chúng ta không may sinh ra vào thời cổ đại cực khổ, bị cha mẹ đưa vào cung làm thái giám, đa số mọi người cũng đều sẽ khó mà trèo lên đỉnh cao của quyền lực, chỉ có thể sống tạm qua ngày trong chốn thâm cung hiểm ác mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo