Đi tìm lời giải về 16 triệu 'người con' mang DNA của Thành Cát Tư Hãn
DNA cổ nhất thế giới tiết lộ "sự trỗi dậy" của loài động vật khổng lồ 12 tấn / DNA cổ xưa nhất được trích xuất từ xác một con voi ma mút niên đại hơn một triệu năm tuổi
Với tham vọng chinh phục lãnh thổ mãnh liệt, Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng đế chế Mông Cổ từ bờ Thái Bình Dương đến sông Danube ở châu Âu trong suốt thời kỳ cuối thế kỷ 12 đầu 13. Và mặc dù vị hoàng đế chiến binh tàn nhẫn này tung vó ngựa đến đâu là nơi đó thành chiến trường chết chóc, nhưng ông ta cũng để lại một di sản đáng ngạc nhiên dòng giống của mình. Ước tính có tới 16 triệu người đàn ông đang sống ngày nay là từ hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.
Theo trang Allthatsinteresting, hoàng đế khét tiếng của Mông Cổ đã qua đời 8 thế kỷ trước, nhưng di sản của ông vẫn hiện hữu nhờ vô số những người con mang dòng dõi của ông trên khắp các vùng lãnh thổ đã chinh phục.
Những chiến lược của Thành Cát Tư Hãn với tư cách là một kẻ chinh phục hiệu quả đến mức ông đã cướp phá hầu hết châu Á vào năm 1206 sau Công nguyên, và cũng đã sinh ra một số lượng lớn con cái ở bất cứ nơi nào đặt chân đến.
Ước tính, cứ 200 người nam đang sống ngày nay thì có một người là hậu duệ trực hệ của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Getty Images
Các nhà sử học từ lâu đã biết rằng Thành Cát Tư Hãn có rất nhiều con với 6 người vợ và số lượng thê thiếp nhiều không kể xiết, nhưng những chi tiết đáng kinh ngạc chỉ được hé lộ trong một nghiên cứu vào năm 2003.
Được xuất bản trên Tạp chí Di truyền Con người của Mỹ, nghiên cứu “Di sản di truyền của người Mông Cổ” cho thấy 0,5% dân số nam trên thế giới là hậu duệ di truyền của Thành Cát Tư Hãn và 8% nam giới sống trên lãnh thổ cũ của ông ta có nhiễm sắc thể Y giống hệt nhau.
Vậy rốt cuộc, Thành Cát Tư Hãn có bao nhiêu người con? Những câu trả lời cũng rất đáng kinh ngạc
Thành Cát Tư Hãn có ít nhất 6 người vợ và vô số thê thiếp. Ảnh: Wikimedia Commons
Kẻ chinh phục đáng sợ
Sinh năm 1162 trong thời kỳ xung đột lớn giữa các bộ tộc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn xuất thân từ một dòng chiến binh lâu đời và được đặt tên là Temujin, theo tên một thủ lĩnh người Tatar mà cha ông đã bắt được. Truyền thuyết kể rằng khi chào đời, lòng tay phải Temujin nắm một cục máu đông, thứ mà thần dân Mông Cổ tin rằng số phận đã trao cho ông ta vị trí thủ lĩnh.
Năm lên 9 tuổi, cha của Thành Cát Tư Hãn chết dưới tay một đối thủ. Sau đó, cậu bé bị chính bộ tộc của mình khước từ. Thành Cát Tư Hãn và gia đình sống trong cảnh nghèo khó. Dần dần, người anh trai cùng cha khác mẹ bắt đầu khẳng định vị trí chủ gia đình, khiến Thành Cát Tư Hãn rất tức giận. Sự phẫn nộ lên tới đỉnh điểm khi Thành Cát Tư Hãn giết chết người anh cùng cha khác mẹ bằng một mũi tên.
Quyết tâm thống nhất các bộ lạc du mục trên cao nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn kết hôn với người ngoài bộ tộc và làm cha của 4 người con trai với một phụ nữ tên là Borte. Những người con đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn được đặt tên là Jochi, Chagatai, Ogedei và Tolui, rồi sau đó là vô số những người em của họ.
Thành Cát Tư Hãn đã cổ vũ 20.000 chiến binh tham gia chiến dịch tiêu diệt người Tatar, và dẫn quân đội của mình càn quét khắp lục địa. Ông dạy họ cách cưỡi ngựa không cần dùng tay. Kỹ thuật đó cho phép các chiến binh sử dụng lao và thương có gắn móc để xé xác kẻ thù trên lưng ngựa.
Sau khi ra lệnh giết những người nam còn sống sót cao hơn 1 mét và luộc sống tù trưởng của bộ tộc cừu địch, viên tướng Mông Cổ đã buộc bất kỳ phụ nữ nào mà ông ưng mắt làm thê thiếp cho mình.
Thành Cát Tư Hãn (phía trên bên trái) và một số hậu duệ trực hệ của ông. Ảnh: Wikimedia Commons
“Niềm vui lớn nhất với một người đàn ông là đánh bại kẻ thù của mình, cướp đi tất cả những gì họ sở hữu, nhìn thấy những người họ yêu rơi nước mắt, cưỡi ngựa và ôm vợ, con gái của họ trong vòng tay mình”, Thành Cát Tư Hãn tuyên bố.
Trong 20 năm tiếp theo, Hoàng đế đầu tiên của Mông Cổ đã chinh phục được hầu hết các nước Nga, Trung Quốc, Iraq, Triều Tiên, Đông Âu và Ấn Độ ngày nay. Trong khi nguyên nhân cái chết của kẻ chinh phục Mông Cổ vẫn là chủ đề tranh luận của giới học giả, thì chủ đề dòng giống của ông ta gần đây đã được khám phá sâu hơn.
Thành Cát Tư Hãn có bao nhiêu con?
Nhóm chuyên gia quốc tế tác giả của nghiên cứu di truyền năm 2003 đã nghĩ đến một câu hỏi: "Có bao nhiêu người có quan hệ họ hàng với Thành Cát Tư Hãn?". Để tìm hiểu, họ đã nghiên cứu 5.000 mẫu máu được thu thập trong khoảng thời gian 10 năm từ hơn 40 cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực trong và gần đế chế Mông Cổ trước đây.
Có một cộng đồng bên ngoài đường biên giới cũ của đế chế Mông Cổ mang dấu vết dòng dõi của ông – đó là nhóm dân tộc Hazara nói tiếng Ba Tư của Afghanistan và Pakistan.
Spencer Wells, nhà di truyền học và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Người Hazara đã cho chúng tôi manh mối đầu tiên về mối liên hệ với Thành Cát Tư Hãn. Họ có một niềm tin lâu đời rằng họ là con cháu trực hệ của ông ấy”.
Nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã xác định được dòng dõi nhiễm sắc thể Y có một số yếu tố bất thường. Nó được tìm thấy trong 16 quần thể trên khắp một khu vực rộng lớn của châu Á, trải dài từ Thái Bình Dương đến biển Caspi, và hiện diện với tần suất cao: khoảng 8% đàn ông trong khu vực này mang nhiễm sắc thể đó, và do đó chiếm khoảng 0,5% trên tổng dân số nam thế giới. ”
Các chuyên gia đã tìm thấy một dòng dõi đặc biệt từ 1.000 năm trước thuộc về chính Thành Cát Tư Hãn và tiết lộ rằng cứ 1 trong 200 người đàn ông còn sống ngày nay là hậu duệ của ông. Thật trùng hợp, một số học giả từng ước tính rằng Hoàng đế Mông Cổ đầu tiên đã khiến cho hơn 1.000 phụ nữ mang thai trong thời gian cai trị. Các nhà di truyền học nói thêm rằng việc mở rộng lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn và sự lan toả dòng giống của ông có mối tương quan với nhau.
Người Hazara ở Pakistan tin rằng họ là hậu duệ di truyền của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Wikimedia Commons
Truy tìm những "người con" của Thành Cát Tư Hãn ngày nay
Mặc dù thế kỷ 21 cuối cùng đã biến việc truy tìm hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn trở thành một nỗ lực khoa học, nhưng thực sự ông có bao nhiêu người con thì vẫn chưa rõ ràng. Rốt cuộc, chỉ có bốn người con trai đầu tiên của ông với Börte được chính thức công nhận, trong đó Jochi có ít nhất 16 người con, Chagatai có 15 đứa.
Nhà sử học Wells cho biết: “Đây là một ví dụ rõ ràng rằng văn hóa đóng một vai trò rất lớn trong các kiểu biến đổi di truyền và sự đa dạng trong quần thể người. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận khi văn hóa loài người đã khiến một dòng di truyền duy nhất tăng lên đến mức khổng lồ chỉ trong vài trăm năm”.
Trong khi đó, Thành Cát Tư Hãn qua đời vì những lý do bí ẩn vào năm 1227. Các nhà nghiên cứu Australia tuyên bố rằng ông đã che giấu cái chết sắp xảy ra của mình để giữ vững tinh thần cho người Mông Cổ, dẫn đến tin đồn ông bị nhiễm bệnh hoặc tử trận. Một truyền thuyết thậm chí còn cho rằng một công chúa chiến binh đã thiến Thành Cát Tư Hãn và nhìn ông ta mất máu đến chết.
Câu trả lời cuối cùng về số lượng người có quan hệ họ hàng với Thành Cát Tư Hãn vẫn là một ẩn số, vì chỉ việc phát hiện ra mộ phần và chiết xuất vật liệu di truyền của ông mới có thể giải quyết được câu hỏi này một lần và mãi mãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính