Đi Vũng Tàu nhiều nhưng không phải ai cũng biết cánh đồng đẹp đến say lòng này
Cận cảnh hai bảo vật quốc gia mới: Trống đồng Kính Hoa II - Thạp đồng Kính Hoa / Chiêm ngưỡng nhà thờ hình chiếc giày cao gót lấp lánh như pha lê
Từ vị trí địa lý cách nhau không xa đến việc sở hữu những bãi biển mát rượi, Vũng Tàu từ lâu đã là địa điểm quen thuộc của người dân và giới trẻ TP.HCM. Vào những ngày cuối tuần hay các dịp lễ, du khách ở TP.HCM và khu vực lân cận lại nghĩ ngay đến Vũng Tàu như một lựa chọn không thể lý tưởng hơn cho chuyến du lịch ngắn ngày.
Trong khi hầu hết mọi người thường chọn đắm chìm trong làn nước biển mặn mòi, chinh phục dãy bậc thang để check-in tượng chúa Kitô, chiêm ngưỡng thành phố từ trên đỉnh đồi Con Heo hay rong ruổi trên chiếc xe máy ngắm nhìn con đường biển đẹp mắt trên đèo Nước Ngọt… Ít người nhận ra rằng ở Vũng Tàu còn có một vẻ đẹp bị lãng quên khác nằm trên các cánh đồng muối ở huyện Long Điền.
Ruộng muối Long Điền cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 95km. (Ảnh: baoopham)
Những ai có dịp đi ngang qua khu vực Long Điền sẽ không khỏi tò mò trước hình ảnh những ô ruộng muối thẳng tắp, nằm phẳng lặng phản chiếu nền trời tĩnh tại như những chiếc gương lớn.
Khắp huyện Long Điền hiện có khoảng 500ha ruộng muối. (Ảnh: Cao Kỳ Nhân)
Các thửa ruộng trải dài dọc theo đường bờ biển, nhìn từ trên cao như một tác phẩm nghệ thuật đầy mê hoặc. Dưới ánh nắng rực rỡ của mặt trời, cả cánh đồng như được rưới lên lớp mật ong sóng sánh vàng, để rồi khi chiều tà dần buông, khung cảnh như được nhuộm đỏ bởi những tia nắng cuối cùng của ngày dài.
Người dân nơi đây có truyền thống làm muối suốt nhiều thế hệ. (Ảnh: watermelon_1978)
Sau lăng kính thơ mộng của cảnh vật xung quanh là những cái bóng đen trải dài trên mặt đất hoặc phản chiếu dưới ruộng muối - đó là những người diêm dân đang cặm cụi lao động miệt mài.
Các thửa ruộng phản chiếu ánh mặt trời như những chiếc gương. (Ảnh: Cao Kỳ Nhân)
Từ bao đời nay, người dân ở huyện Long Điền đã truyền nhau nghề làm muối, mặc cho những khó nhọc và nhiều thử thách đến từ cái nghề mà “mát trời thì về, nắng lại ra phơi” này.
Mặt ruộng phẳng lặng soi bóng người diêm dân cần mẫn. (Ảnh: Nguyễn Đặng Việt Cường)
Những hạt muối trắng tinh không chỉ mang vị mặn từ nước biển, mà còn đó là những giọt mồ hôi của người diêm dân. Dưới cái nắng gay gắt có khi lên đến 40 độ, người ta vẫn thấy thoăn thoắt bóng dáng của diêm dân tay cào, tay xúc muối, quần quật cả ngày từ tờ mờ sáng cho đến khi mặt trời lặn dần.
Những thửa ruộng muối nhìn từ trên cao. (Ảnh: Nguyễn Đặng Việt Cường)
Nét đẹp lao động hòa lẫn vào khung cảnh thanh bình tạo nên một bức tranh hoàn mỹ khiến người lữ hành chỉ muốn dừng chân lại thật lâu để ngắm nhìn.
Vụ muối hằng năm thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 âm lịch và kéo dài đến tháng 4 âm lịch năm sau. (Ảnh: watermelon_1978)
Đến ruộng muối Long Điền, đứng trước những chồng muối trắng xóa cao ngất, trước những nụ cười hiền hậu trên gương mặt lấm tấm mồ hôi của người diêm dân, bao ống kính của du khách chỉ muốn hướng về đó mà lưu lại những khoảnh khắc đẹp đẽ ấy.
Khung cảnh bình yên ở ruộng muối Long Điền vào cuối ngày. (Ảnh: u.h.g.n)
Cánh đồng muối Long Điền là nơi mà du khách không đến để check-in, mà để chiêm ngưỡng một góc nhìn khác về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cảm nhận rõ hơn nét đẹp lao động, về cuộc sống tuy vất vả nhưng đầy tự hào của những người diêm dân ở khắp cả nước nói chung và tại huyện Long Điền nói riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ