Đĩa cổ Dropa: Bằng chứng về người ngoài hành tinh hay trí tưởng tượng của con người?
Bí ẩn 'hộp sọ' của người ngoài hành tinh được phát hiện tại sao Hoả / Người ngoài hành tinh có thể đang theo dõi Trái Đất từ các thiên thể gần?
Báo VTC News cho hay, những chiếc đĩa cổ Dropa được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát các hang động thuộc vùng rừng núi Baian - Kara - Ula, Tây Tạng của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều tranh cãi và nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích sự bí ẩn về đĩa đá, kể cả những giả thuyết có liên quan đến người ngoài hành tinh, nhưng mọi thứ vẫn nằm trong màn đen bí mật.
Nằm sâu trong lòng hang là hàng trăm đĩa đá. Mỗi chiếc có đường kính khoảng 21 cm và có một vòng tròn khắc sâu trong tâm đĩa, trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ. Chúng có niên đại khoảng 10.000 - 12.000 năm tuổi.
Cho đến nay câu hỏi "liệu đĩa đá cổ Dropa có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh hay không?" vẫn chưa có lời giải
Một số chuyên gia cho rằng, những đĩa đá đó có thể liên quan đến một bộ lạc thời cổ đại. Bộ lạc này có kích thước cơ thể khá thấp bé, có thể là những người lùn do nhóm nghiên cứu đã phát hiện một vài khu mộ cổ được bố trí ngăn nắp có chứa một số bộ xương được chôn cất có kích thước khá kỳ lạ cũng trong hang tìm thấy đĩa đá. Cụ thể, có bộ xương có kích thước khoảng 1,2m, thon nhỏ nhưng lại có hộp sọ tương đối lớn, bất cân đối so với vóc dáng cơ thể, báo Kiến Thức cho hay.
Tiếp đó, các nhà khảo cổ phát hiện trên các bức tường trong hang động có khắc những chữ tượng hình về thiên đường bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, Trái Đất... và giữa chúng đều có các đường nối với nhau.
Vào năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Ông cho rằng những chữ tượng hình này là câu chuyện kể về phi thuyền của người Dropa bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình.
Nhiều giả thuyết cho rằng đĩa cổ Dropa kể về câu chuyện thảm khốc của những người ngoài hành tinh xấu số
Đến năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại.
Sau khi những giả thuyết trên được đưa ra, các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Matxcơva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giả thuyết chưa được chứng thực bởi những chiếc đĩa đá Dropa này chưa bao giờ được công khai, thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Chó Pitbull anh dũng chiến đấu với rắn hổ mang, cứu mạng nhóm trẻ em đang chơi trong vườn
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động