Địa điểm kỳ bí bậc nhất Tử Cấm Thành: Chỉ nghe tên đã thấy kích thích trí tò mò, du khách tuyệt đối không được lại gần
Nhà vua nổi tiếng chơi bời, bị bại liệt, phải nằm khi thiết triều? / Thời khắc Napoleon “một bước” thành huyền thoại quân sự
Nhắc tới Tử Cấm Thành, người ta không thể không nhắc đến một nơi thê lương, hiu quạnh ẩn sau vẻ uy nghiêm, hoa lệ của Cố Cung Bắc Kinh được gọi là lãnh cung.
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc thể loại cung đấu luôn có tình tiết một hoặc vài phi tần bị đưa vào lãnh cung, nói một cách dễ hiểu thì họ đã phải nhận một "bản án chung thân", phải tiếp tục cuộc đời trong sự ghẻ lạnh, giày vò.
Lãnh cung là một nơi có thật trong Tử Cấm Thành, nhưng Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy lại không có một nơi nào treo tấm biển đề chữ "lãnh cung". Thế nên, lãnh cung không phải là một địa điểm cụ thể mà chỉ là một khái niệm.
Những năm cuối thời Minh dưới sự trị vì của Hoàng đế Thiên Khải, Thành phi họ Lý đắc tội với Cửu thiên tuế Ngụy Trung Hiền - một thái giám quyền lực đương thời. Lý thị từ cung Trường Xuân bị đuổi đến ngự hoa viên phía tây của Càn Tây Tứ Sở và phải sống ở đó 4 năm ròng rã. Sau Lý thị còn có 3 vị phi tần khác lần lượt bị giam cầm ở Càn Tây.
Giếng Trân Phi ngày nay cùng với chân dung Trân phi và điển tích về nàng tại Tử Cấm Thành
Thôi Ngọc Quý - thái giám khâm lệnh Từ Hi Thái hậu đẩy Trân phi xuống giếng - đã miêu tả lại lần đầu tiên đến Bắc Tam Sở: "Nơi đây chính là nơi được gọi là lãnh cung. Sau này, tôi hỏi thăm mấy vị thái giám cao tuổi mới biết, phía đông Bắc Tam Sở và Nam Tam Sở đều là nơi dưỡng lão của các ma ma thời Minh. Trân phi ở phòng tây đằng sau Cảnh Kỳ Các, cửa phòng bị khóa trái từ bên ngoài, cửa sổ chỉ mở được một cánh, ăn cơm, rửa mặt đều do người hầu đưa vào từ cửa sổ vào, Trân phi và người hầu không được trò chuyện với nhau. Cơm Trân phi ăn chính là phần cơm dành cho người hầu. Có 2 thái giám thay phiên nhau canh gác theo dõi, 2 thái giám này chắc chắn là người của Thái hậu."
Một nơi kích thích trí tò mò của con người như lãnh cung, nếu mở cửa đảm bảo thu hút lượng khách tham quan cực lớn, nhưng vì sao Viện bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc) lại nhất quyết không cho khai thác? Và dưới đây chính là những lý do được bảo tàng đưa ra.
Không thích hợp tham quan
Đối với phi tần bị giam vào lãnh cung, trừ việc không phải đeo gông cùm, xiềng xích trên người thì lãnh cung và nhà lao đều như nhau. Không có lương cao mỹ vị, không có kẻ hầu người hạ, không người trò chuyện bầu bạn. Nếu canh giữ nhà lao là binh lính thì canh giữ lãnh cũng là thái giám, vậy thôi! Cơm ăn hàng ngày của họ cũng là loại đơn giản nhất, phi tần lâm vào tình cảnh này còn không bằng làm một cung nữ hầu hạ các chủ nhân.
Khắp nơi đều là tro bụi, ẩm mốc. Phi tần ai oán thấu trời, khóc lóc gào thét không ngừng. Dần dần các phi tần người hóa điên, người tự kết liễu cuộc đời, phần lớn đều không có kết cục tốt đẹp. Những gì mà họ trải qua cũng là những gì mà lãnh cung phải gánh chịu, không cách nào gột rửa. Từng vết cào cấu trên vách tường, từng vết máu loang trên cánh cửa, những cái bàn không còn nguyên dạng, những khung của sổ rách nát... dễ dàng khiến cho người ta nảy sinh những liên tưởng không tốt. Dù sao, một nơi tràn ngập oán khí của một nhóm phụ nữ trong cơn tuyệt vọng khẳng định không phải ai cũng có thể chịu được.
Nhiều năm không tu sửa
Bức tường đỏ nổi tiếng bị bong tróc, tiềm ẩn nguy hiểm cho du khách
Lãnh cung vốn nằm ở nơi hẻo lánh, lại là nơi Hoàng đế, Hoàng hậu vốn sẽ không đặt chân tới, lại càng không có cơ hội được bề trên nhớ tới mà tu sửa, gìn giữ. Cuốn theo dòng chảy của thời gian, cung điện có nguy nga cỡ nào cũng sẽ bị mài mòn theo năm tháng. Đầu tiên là gỗ, sau đó đến những bức tường mỏng yếu, cuối cùng là khung kết cấu bằng đá. Tất cả mọi người gần như đã không còn để ý tới những khu vực này, mặc cho nó đang phải oằn mình chống chọi với dòng thời gian.
Càng để lâu không tu sửa càng khó tu sửa, thế nên đến ngày nay, những nơi từng là lãnh cung vẫn được coi là nguy hiểm cho các hoạt động tham quan, không thể tùy ý cho khách vào xem.
Khung cửa sổ gãy vụn kém thẩm mỹ trong Tử Cấm Thành
Ít giá trị tham quan
Vốn dĩ điều kiện vật chất trong lãnh cung đã rất kém, sinh hoạt cơ bản của phi tần có khi còn không đảm bảo được chứ đừng nói đến các đồ vật có giá trị lịch sử. Một căn phòng trống chỉ có thể thể hiện một nỗi thê lương vô tận. Nếu cố ý đem cổ vật từ nơi khác đến trưng bày trong lãnh cung lại trái với sự thật lịch sử. Căn cứ vào điểm này, lãnh cung không có giá trị thưởng lãm, không cần thiết phải mở cửa tham quan.
Được cải tạo thành văn phòng
Một cảnh quay trong phóng sự Tôi Sửa Chữa Cổ Vật Ở Cố Cung
Phóng sự Tôi Sửa Chữa Cổ Vật Ở Cố Cung từng cho thấy nhân viên tu bổ hiện vật cổ làm việc tại Tây Tam Sở - nơi từng "diễn vai" lãnh cung trong quá khứ. Tu bổ hiện vật cổ là một công việc nghiên cứu trường kỳ, cần phải rời xa ồn ào, huyên náo mới có thể tĩnh tâm làm việc. Tây Tam Sở trước kia từng là lãnh cung, vì vậy nơi đây có thể coi là một địa điểm hoàn hảo để những người tu bổ hiện vật cổ tác nghiệp.
Tử Cấm Thành đến nay vừa tròn 600 năm tuổi, mỗi năm phục vụ hàng chục triệu lượt du khách tham quan, tuy vậy lãnh cung trong Tử Cấm Thành vẫn là một nơi "không phận sự miễn vào", người ta chỉ có thể thấy lãnh cung xuất hiện trong sử sách và các bộ phim truyền hình mà thôi.
Diện mạo lãnh cung trong một cảnh quay của phim Như Ý Truyện
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách