Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin
Chỉ những người có IQ cao mới có thể giải được câu đố hóc búa này trong 13 giây hoặc ít hơn / Bất ngờ nguồn gốc của chấy rận hút máu da đầu, nỗi ám ảnh của con người hiện đại
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, Địa Trung Hải đã từng bốc hơi theo nghĩa đen khoảng 5,5 triệu năm trước, mất đi tận 69% lượng nước so với những gì chúng ta thấy ngày nay.
Bằng chứng cho sự kiện đáng sợ này được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học về hệ thống Trái Đất Giovanni Aloisi từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) tiết lộ thông qua cuộc phân tích các đồng vị clo trong muối lắng đọng dưới đáy biển.
Kết hợp với việc xây dựng các mô hình và mô phỏng số, các tác giả chỉ ra rằng sự kiện này - gọi là Khủng hoảng độ mặn Messinian (MSC) - diễn ra theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên bao gồm 35.000 năm dòng nước hạn chế giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, qua nơi hiện nay là eo biển Gibraltar .
Nước biển càng không được bổ sung nước ngọt, quá trình lắng đọng muối và bốc hơi nước ở Địa Trung Hải càng bị đẩy nhanh.
Trong giai đoạn thứ hai, kéo dài 10.000 năm tiếp theo, Biển Địa Trung Hải hoàn toàn bị cô lập. Ở một số khu vực, mực nước có thể đã giảm tới 2,1 km.
Trong giai đoạn 2 này, dải đất ngầm dưới nước bắc qua eo biển Sicily sẽ lộ ra, chia đôi Địa Trung Hải và tạo nên một cầu đất nối liền châu Phi và châu Âu.
Điều đó dẫn đến tốc độ bốc hơi nhanh hơn ở phía Đông Địa Trung Hải, nơi mực nước biển giảm mạnh nhất, để lại dấu tích là vô số mỏ muối lớn.
Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về cách MSC xuất hiện và liệu nó có xảy ra khi Địa Trung Hải hoàn toàn tách khỏi Đại Tây Dương hay không.
Nghiên cứu mới này cho thấy cả hai trường phái đều đúng và đó là một quá trình gồm hai giai đoạn.
Các nhà nghiên cứu không đi sâu vào lý do tại sao Địa Trung Hải trở nên biệt lập, nhưng giai đoạn này rơi vào thế Trung Tân của kỷ Đệ Tứ, là thời kỳ hoạt động kiến tạo mạnh mẽ và rộng khắp.
Vì vậy, có thể các hoạt động địa chất này đã vô tình gây ra thay đổi nào đó với địa hình và làm hạn chế dòng chảy giữa vùng biển này và Đại Tây Dương.
Bản thân MSC sẽ gây ra nhiều biến động hơn nữa, khi áp lực tăng lên lớp vỏ bề mặt và các khu vực xung quanh khô đi.
"Kích thước khổng lồ của vùng trũng Địa Trung Hải do mực nước hạ xuống sẽ gây ra những tác động khí hậu trên quy mô toàn cầu, bao gồm những thay đổi trong mô hình lượng mưa" - nhóm tác giả giải thích.
Ngày nay, eo biển Gibraltar rộng hơn và sâu hơn nhiều so với giai đoạn 1 của MSC. Nếu không có kết nối này với Đại Tây Dương, ước tính rằng hiện nay mực nước biển Địa Trung Hải sẽ giảm khoảng gần nửa mét mỗi năm.
Ngày nay chúng ta vẫn còn Địa Trung Hải là nhờ một sự kiện "đại hồng thủy" ngay sau thời kỳ khô cạn đó, gọi là trận lũ Zanclean, xảy ra khoảng 5,33 triệu năm trước và nhanh chóng lấp đầy vùng biển cũng như kết nối lại nó với Đại Tây Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…