Nhờ những nỗ lực tái trồng rừng, số lượng của loài khỉ sư tử vàng đã đều đặn tăng trưởng trở lại cho đến khi dịch sốt vàng bùng phát ở Brazil vào năm 2018, quét sạch 1/3 dân số loài khỉ quý hiếm này. Nhóm nghiên cứu của ông Ruiz đã lên kế hoạch tiêm chủng cho các cá thể khỉ sư tử vàng vào mùa xuân này, nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến mọi chuyện sụp đổ.
Đầu tiên, các thành viên của nhóm Ruiz đã tiếp xúc với virus phải đi cách ly. Sau đó, chính phủ Brazil đã đóng cửa các công viên quốc gia và các khu vực bảo tồn vào giữa tháng 4 khiến các nhà sinh vật học không thể tiếp cận đàn khỉ.
"Chúng tôi lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội cứu sống loài khỉ này", ông Ruiz, cho biết. "Chúng tôi hy vọng sẽ tiến hành kế hoạch trước khi đợt sốt vàng thứ hai xuất hiện".
Trong khi các nhà sinh vật học phải tuân thủ quy định cách ly của chính phủ, nhiều đối tượng săn trộm và chặt phá rừng đã mặc sức hành động mà không sợ bị phát giác.
Khi các chính phủ dồn mọi nguồn lực để dập tắt dịch bệnh, điều này mở ra cơ hội cho các nhóm lâm tặc và săn trộm. Ngoài ra, lệnh phong tỏa khiến du khách quốc tế tới tham quan các khu bảo tồn, gây thất thu lớn cho người bản xứ.
Ở Guatemala, các cộng đồng bản địa sống trong rừng mưa nhiệt đới đang vật lộn để ngăn chặn một trong những mùa khô hạn tồi tệ nhất trong hai thập kỷ, khi các nguồn lực đề được chính phủ ưu tiên để kiểm soát dịch COVID-19.
Để ngăn chặn cháy rừng, người bản địa đã đóng vai lính cứu hỏa bất đắc dĩ, nhưng chính lệnh phong tỏa biên giới đã ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ tại các khu rừng tái sinh, vốn là nguồn thu nhập chính của các gia đình.
Tại Nepal, các tội ác liên quan như khai thác gỗ bất hợp pháp đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa, bao gồm cả 5 công viên nơi đang bảo tồn loài hổ Bengal quý hiếm.
Ở nhiều nước châu Phi, hoạt động du lịch quan sát động vật hoang dã mang lại thu nhập đáng kể để duy trì các khu bảo tồn nơi các loài dễ bị tổn thương như voi, sư tử, tê giác và hươu cao cổ sinh sống.
"Nhưng sau khi dịch bejejnh tấn công, toàn bộ ngành du lịch quốc tế đã đóng cửa vào tháng 3", ông Peter Fearnhead, CEO của tổ chức phi lợi nhuận African Parks, cơ quan quản lý 17 công viên quốc gia và khu bảo tồn ở 11 quốc gia.
Ông Fearnhead cho biết dịch bệnh đã gây thiệt hại 7,5 triệu USD và nếu có được hoạt động trở lại thì doanh thu trong năm 2021 chỉ bằng một nửa so với trước đó.
Nhà sinh vật học nhiệt đới Patricia Wright lưu ý rằng công việc bảo tồn không thể bỏ qua trong một thời gian và sau đó nối lại vì nó phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ với người dân và cộng đồng địa phương.