Dịch hạch và câu chuyện từ Ferrara
Tiếng kêu cứu của thổ dân rừng Amazon / Bí ẩn ngọn hải đăng “sát thủ” gây ra hàng loạt vụ đắm tàu
Hiện tại, Italy xem như đã bị COVID-19 bao phủ, số người nhiễm và tử vong đứng trong tốp đầu thế giới. Và trong cơn hoạn nạn, người ta lại nhắc đến câu chuyện của Ferrara trước đây như một sự chiêm nghiệm cay đắng.
Dịch hạch
Ferrara là một thị trấn có tường bao quanh đẹp như tranh vẽ nằm dọc theo nhánh sông Po, giữa thành phố Padova và Bologna. Cả hai nơi lân cận này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh dịch hạch vào năm 1630. Ferrara nổi tiếng vì có một số con đường đá đầu tiên vào năm 1375 và một thị trấn với hệ thống cống được làm từ năm 1425. Nhờ vẻ đẹp và tầm quan trọng về văn hóa mà nơi này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1995.
Dịch hạch đã tàn phá các thành phố lớn và thị trấn ở miền Bắc, miền Trung Italy từ năm 1629 đến 1631, giết chết hơn 45.000 người ở Venice và "quét" sạch hơn một nửa dân số của các thành phố như Parma, Verona… Nhưng điều đáng chú ý là người dân ở thị trấn Ferrara đã tự chống cự lại được với căn bệnh nan y thời bấy giờ này.
Trên thực tế, Ferrara đã cố gắng ngăn chặn dịch ngay khi ở Ý có một trường hợp tử vong do bệnh dịch sau năm 1576. Ngay cả khi các cộng đồng dân cư lân cận bị dịch càn quét, Ferrara vẫn chiến thắng dịch bệnh. Vậy họ đã làm điều đó như thế nào?
Tài liệu lưu trữ của chính quyền Ferrara cho thấy, thành công trong phòng chống dịch hạch là chính quyền nơi đây đã kiểm soát biên giới rất chặt chẽ, thực hiện vệ sinh môi trường công cộng và hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân.
Giáo sư lịch sử Phục hưng Italy John Henderson tại Đại học Birbeck (Luân Đôn, Anh) cho biết, vào năm 1347, sự xuất hiện của "cái chết đen" rất thảm khốc bắt đầu. Các thành phố của Ý dần bắt đầu thực hiện các biện pháp y tế công cộng chủ động để cách ly người bệnh, cách ly những người mang mầm bệnh và hạn chế đi lại từ các khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh. "Cái chết đen" là tên gọi khác của dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong 1346-1351, với số lượng người chết ở châu Âu và châu Á từ 75-200 triệu người.
Trong ba thập kỷ tiếp theo, dịch hạch thường xuyên xảy ra ở các thành phố đông dân của Italy. Một loạt các biện pháp phòng chống dịch hạch đã được thực hiện ở các thành phố trên khắp đất nước hình chiếc ủng. Thị trấn Ferrara với dân số khoảng 30.000 người đã thành công trong phòng chống dịch hạch, mang đến một câu hỏi lớn.
Kiểm soát biên giới, vệ sinh và vệ sinh
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Ferrara cho rằng thành công vượt trội của Ferrara trong phòng chống dịch bệnh là sự kết hợp giữa giám sát biên giới, tích cực vệ sinh công cộng và đưa ra chế độ vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt; đồng thời khai thác các đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của thảo dược, dầu và thậm chí là nọc độc của bọ cạp và rắn.
Theo Giáo sư Henderson, bắt đầu từ thế kỷ 15, các thành phố lớn của Ý như Venice và Florence đã liên lạc thường xuyên với các thị trấn nhỏ hơn như Ferrara để theo dõi sự lây lan của dịch hạch mới. Thông tin được sử dụng để thiết lập mức độ đe dọa và phối hợp các phản ứng về sức khỏe cộng đồng.
Ở Ferrara, khi mức độ dịch bệnh đe dọa thì họ đóng cửa tất cả các đường vào thành phố, chỉ để hai cổng ra vào nhưng được tăng cường các đội giám sát thường trực. Thành phần canh gác gồm các quan chức thành phố, các quý tộc giàu có, bác sĩ và dược sĩ thay nhau. Bất cứ ai đến cổng thành phố đều phải xuất trình giấy tờ tùy thân có tên Fedi (giấy chứng minh từ nơi nào đến) để đảm bảo họ đã đến từ khu vực không có dịch bệnh. Sau đó, những người đến thành phố sẽ được kiểm tra bất kỳ dấu hiệu bệnh nào để phòng ngừa. Những người đến từ vùng dịch sẽ không được vào thành phố.
Phòng chống dịch bệnh 15 ngày
Trong thành phố, công tác kiểm soát dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, khi xác định các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, lập tức người bệnh này được đưa đến Bệnh viện Lazaretti (trên đảo Manoel trong quần đảo Malta, ở gần cảng Marsamxett). Có nghĩa bệnh viện chuyên chữa trị những người bị bệnh dịch, bệnh viện này cũng có nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ những thủy thủ và người trên các tàu khi cặp cảng Marsamxett.
Các bệnh viện trị dịch hạch tương tự ở Florence đã điều trị cho hơn 10.000 bệnh nhân trong đợt dịch hạch 1630-1631. Tất cả kinh phí đều được nhà nước chi trả. Florence là thủ phủ của vùng Toscana, Ý. Từ năm 1865 đến 1870, đây cũng là thủ đô của Vương quốc Italy.
Giáo sư Henderson cho biết các bác sĩ đã cho rằng dịch hạch là do không khí ô nhiễm, nó cũng có thể được giải phóng từ dưới mặt đất trong trận động đất. Sự ô nhiễm môi trường đã gây nên dịch bệnh, hoặc nó cũng được gây ra bởi sự thiếu ý thức trong việc xả rác, chất thải ra môi trường (như không khí, nguồn nước…) ở các thành phố và vùng nông thôn.
Năm 1546, bác sĩ người Ý Girolamo Fracastoro đã xuất bản một cuốn sách nói về sự lây nhiễm dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch bệnh. "Ông ấy đã phát triển một ý tưởng gọi là "hạt giống của bệnh tật". Đây là cách ông ấy hình dung bệnh lây từ người sang người. Những hạt giống bệnh tật đó có chất dính nên có thể bám vào quần áo và đồ vật", Giáo sư Henderson nói.
Các chiến dịch vệ sinh công cộng tại các thị trấn như Ferrara nổi lên từ một truyền thống lâu đời về luật pháp thời trung cổ và vệ sinh được củng cố thêm bởi các lý thuyết về sự lây nhiễm của bác sĩ Girolamo Fracastoro. Đường phố được quét sạch sẽ và bắt hết những con thú bẩn thỉu như con chó, mèo và gà... Bột vôi được sử dụng khử trùng khắp nơi nhằm ngăn chặn virus bám trên bất kỳ bề mặt nào có thể nhiễm bệnh cho người tiếp xúc.
Trong nhà, người dân khử trùng tất cả đồ vật và bề mặt sàn, tường nhà. Bất kỳ đồ đạc bị hư hỏng sẽ được đem ra đốt cháy. Những đồ vật có giá trị và tiền, họ đốt lửa để hơ "sưởi ấm" và nước hoa được xịt khắp nhà trong 15 ngày. Quần áo và hàng dệt may khác được phơi dưới ánh mặt trời, rồi dùng gậy đập nếu có virus bám sẽ rơi ra ánh nắng, sau đó họ xịt nước hoa lên quần áo.
Kháng khuẩn cho cơ thể
Để vệ sinh cá nhân, công dân Ferrara đã chuyển sang một số biện pháp tự nhiên phổ biến được quy định để bảo vệ chống lại bệnh dịch. Trong đó họ đánh giá cao một loại dầu dược liệu gọi là Composito. Chính quyền chuẩn bị sẵn số lượng lớn dầu Composito và được lưu trữ trong kho của cung điện, dầu này chỉ được phân phối cho người dân dùng trong thời gian của bệnh dịch.
Các công thức bí mật làm ra dầu Composito được pha chế bởi bác sĩ Tây Ban Nha Pedro Castagno - người đưa ra phác đồ chống lại dịch hạch, ông cho rằng nên dưỡng da nhờn cho cơ thể để phòng chống dịch.
Ông hướng dẫn, khi thức dậy vào buổi sáng, thắp một ngọn lửa bằng gỗ thơm (cây bách xù, cây nguyệt quế và cây nho), làm ấm quần áo bằng cách hơ gần ngọn lửa, khi có ánh nắng thì đem ra phơi cho ánh nắng chiếu vào tất cả bề mặt của quần áo. Sau đó rửa tay và khuôn mặt với nước sạch hoà với rượu hoặc giấm hoa hồng, thỉnh thoảng sử dụng một miếng bọt biển hoặc khăn làm sạch cả cơ thể bằng loại nước đã pha như trên.
Sử dụng độc dược
Bác sĩ Castagno không bao giờ tiết lộ các thành phần được sử dụng trong sản xuất dầu Composito, nhưng bằng cách kiểm tra hồ sơ các vật liệu mà bác sĩ Castagno đã đặt hàng, các nhà nghiên cứu xác định rằng dầu Composito có chứa Myrrh và Crocus sativus (nghệ tây). Cả hai loại này đều được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, cũng như nọc độc từ cả bọ cạp và rắn. Myrrh là mộc dược, là nhựa thơm lấy từ một số loài cây nhỏ, có gai thuộc chi Commiphora, có thể chiết lấy tinh dầu gọi là oleoresin. Loại này được sử dụng làm nước hoa, hương đốt và dược phẩm.
Trên thực tế, công thức của Composito không giống với chế độ chống bệnh dịch hạch được sử dụng ở các vùng khác của Ý. Đặc biệt là dầu của bọ cạp và một loại thuốc mỡ cổ có tên là Theriac, cũng được làm từ nọc độc của rắn.
Giáo sư Henderson cho biết, lựa chọn sử dụng nọc độc, nghĩa là chỉ có một chất độc thực sự mới có thể chống lại chất độc của dịch hạch. Vấn đề này vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu.
Theo các nhà nghiên cứu, biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch của thị trấn Ferrara là công tác phòng ngừa như: quản lý chặt các đường ra vào thành phố cũng như biên giới, kiểm tra giấy tờ để biết người đến từ nơi nào, thực hiện y tế công cộng, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đồng thời, cách ly những người nghi nhiễm dịch và không cho những người đến từ vùng dịch vào trong thị trấn, đưa những người nhiễm bệnh đến bệnh viện chuyên chữa trị bệnh dịch.
Cư dân Ferrara "miễn dịch" COVID-19?
Và bây giờ, giữa đại dịch COVID-19, có một điều lạ là tại Ferrara, số lượng các ca nhiễm SARS-CoV-2 cực kỳ thấp so với các nơi lân cận. Cụ thể, ở vùng Emilia Romagna có tới hơn 14.000 người nhiễm bệnh, trong khi chỉ có 307 ca COVID-19 được ghi nhận ở Ferrara, với hầu hết các ca nhiễm virus được ghi nhận ở biên giới với Bologna.
Giovanni Fassina - Thị trưởng đương nhiệm của Ferrara đã kêu gọi tất cả các gia đình tự nguyện đặt lịch tại phòng thí nghiệm gần xã Sannazzaro de' Burgundi để xét nghiệm máu. Các mẫu máu sẽ do Viện Nghiên cứu Mondino của Pavia kiểm tra và nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Giới chức Ferrera đã thông qua và nhất trí tài trợ cho dự án nghiên cứu này.
Nói về việc người dân thị trấn Ferrera đang hạn chế được đại dịch toàn cầu COVID-19, Thị trưởng Giovanni Fassina cho rằng có thể là do người dân đã tuân thủ các quy định phòng bệnh của địa phương chứ không do gen di truyền.
"Chúng tôi giống như mọi người khác. Chúng tôi tránh được việc lây nhiễm là vì người dân tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. Họ hiểu được tính cấp thiết trong việc tuân thủ nghiêm ngặt. Chúng tôi cũng có dân số lớn tuổi và độ tuổi trung bình cao", Thị trưởng Fassina giải thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'