Điểm danh 10 sân bay "bận rộn" nhất thế giới
7 địa điểm nổi tiếng, hút khách du lịch ở Canada / Những khách sạn bị ma ám rùng rợn nhất thế giới
1. Sân bay quốc tế Hartsfield - Jackson Atlanta (Hoa Kỳ)
Sân bay Quốc tế Hartsfield Jackson Atlanta khi nhìn từ trên cao. |
Sân bay quốc tế Hartsfield - Jackson Atlanta là sân bay bận rộn nhất thế giới kể từ năm 1998 đến năm 2019, phục vụ hơn 110 triệu hành khách vào năm 2019. Sân bay này nằm cách Atlanta 11 km về phía nam và là sân bay quốc tế chính của thành phố. Sân bay rộng 19,2 km2 với 5 đường băng lớn - đây là trung tâm chính của Delta Air Lines. Trung tâm Delta là trung tâm hàng không lớn nhất thế giới, với hơn 1.000 chuyến bay hàng ngày đến 225 điểm đến. Sân bay này cũng là cửa ngõ quốc tế đến Mỹ và đứng thứ 7 về lưu lượng hành khách quốc tế.
2. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)
Khung cảnh sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh |
Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh nằm cách Bắc Kinh 32 km. Đây là sân bay “bận rộn” nhất châu Á về lưu lượng hành khách và là sân bay “bận rộn” thứ 2 thế giới kể từ năm 2010. Năm 2012, sân bay này đã đăng ký hơn 557.000 lượt máy bay, cao thứ 6 thế giới. Năm 2019, Thủ đô Bắc Kinh đã phục vụ khoảng 100 triệu lượt hành khách.
3. Sân bay quốc tế Los Angeles (Hoa Kỳ)
Cảnh hoàng hôn tại sân bay quốc tế Los Angeles |
Sân bay này chủ yếu phục vụ Los Angeles và khu vực xung quanh. Los Angeles là thành phố đông dân thứ 2 của Hoa Kỳ và thứ 3 ở Bắc Mỹ với hơn 4 triệu người. Sân bay quốc tế Los Angeles nằm cách khu trung tâm 30 km về phía tây nam, đặc biệt là ở khu vực lân cận Westchester. Năm 2019, sân bay này đã phục vụ 88,1 triệu lượt hành khách và cũng là một điểm nhập cảnh chính vào Hoa Kỳ, là điểm kết nối với nhiều điểm đến khác nhau trên toàn cầu.
4. Sân bay quốc tế Dubai (UAE)
Bên trong sân bay quốc tế Dubai |
Đây là sân bay “bận rộn” thứ 4 trên thế giới về lưu lượng hành khách và đứng đầu về lưu lượng hành khách quốc tế. Năm 2019, sân bay này đã đón 86,4 triệu lượt hành khách. Nằm cách Dubai khoảng 4,5 km về phía đông và chiếm 29 km2 và là trung tâm của Emirates Airline - Trung tâm hàng không lớn nhất của Trung Đông. Vào năm 2018, khoảng 68% hành khách đã từ sân bay này để kết nối đến các điểm đến khác. Dubai cũng là một điểm đến du lịch và mua sắm lớn thu hút đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm.
5. Sân bay Haneda (Nhật Bản)
Tất cả các máy bay của Nippon Airlines đậu tại sân bay Haneda của Tokyo phía trước núi Phú Sĩ vào lúc mặt trời mọc |
Sân bay Haneda là một trong hai sân bay quốc tế chính ở Tokyo. Đây là nhà của All Nippon Airways và Japan Airlines, cũng như là các hãng hàng không quốc tế khác. Sân bay này nằm cách ga Tokyo khoảng 15 km. Vào năm 2019, nó đã phục vụ hơn 85,5 triệu lượt hành khách và trở thành sân bay “bận rộn” thứ 5 trên thế giới về lưu lượng hành khách. Sân bay xử lý hầu hết các chuyến bay nội địa và cung cấp dịch vụ bay thẳng đến 17 quốc gia.
6. Sân bay quốc tế O'Hare (Hoa Kỳ)
Bên trong sân bay quốc tế O'Hare |
Sân bay quốc tế O'Hara nằm cách trung tâm thành phố Chicago 23 km về phía Tây và có diện tích 30,87 km2. Đây là sân bay “bận rộn” thứ 3 của Hoa Kỳ đã phục vụ 84,4 triệu hành khách vào năm 2019. Tính đến năm 2018, sân bay đã có 228 chuyến bay thẳng đến tất cả các châu lục bao gồm cả châu Đại Dương. Năm 2019, sân bay có 919.704 máy bay với trung bình 2.520 chuyến mỗi ngày. O'Hare là trung tâm chính của American Airlines và United Airlines.
7. Sân bay Heathrow (Vương quốc Anh)
Các máy bay của British Airways tại Nhà ga số 5 T5 ở Sân bay Heathrow |
Sân bay Heathrow là sân bay “bận rộn” nhất châu Âu tính theo lưu lượng hành khách và là sân bay bận rộn thứ 2 trên thế giới về lưu lượng hành khách quốc tế. Năm 2019, sân bay Heathrow đã phục vụ khoảng 80 triệu lượt hành khách và ghi nhận hơn 475.000 lượt máy bay di chuyển. Sân bay nằm ở London - một trong những khu vực đông dân nhất thế giới.
8. Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (Trung Quốc)
Hành khách xếp hàng dài trước quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải |
Sân bay Phố Đông Thượng Hải là sân bay lớn thứ 8 trên thế giới tính theo cả diện tích đất liền và lưu lượng hành khách với diện tích chiếm 39,9 km2, phục vụ 76,1 triệu hành khách vào năm 2019 và là trung tâm hàng không lớn của Đông Á phục vụ chủ yếu các chuyến bay quốc tế đến và đi trong khu vực. Nó đóng vai trò là trung tâm chính của Shanghai Airlines và China Eastern Airlines cũng như là trung tâm thứ cấp của China Southern Airlines.
9. Sân bay Charles de Gaulle (Pháp)
Khung cảnh sân bay Charles de Gaulle |
Sân bay Charles de Gaulle là sân bay quốc tế lớn nhất của Pháp nằm trong Seine-Saint-Denis, Val-d'Oise và Seine-et-Marne. Đây là trung tâm chính của Air France và là điểm đến của các hãng hàng không lớn như Sky Team và Star Alliance. Năm 2019, sân bay này đã phục vụ khoảng 76 triệu lượt khách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của khoảng 498.175 máy bay.
10. Sân bay quốc tế Dallas Fort Worth (Hoa Kỳ)
Cánh đuôi của American Airlines xếp thành hàng dài ở cổng sân bay Quốc tế Dallas Fort Worth |
Sân bay Dallas Fort Worth là sân bay lớn thứ 4 thế giới theo diện tích và là sân bay “bận rộn” thứ 3 về lượng máy bay di chuyển, thứ 10 về lưu lượng hành khách. Năm 2019, sân bay đã phục vụ 75 triệu lượt hành khách và thiết lập một kỷ lục mới trong lịch sử của hãng. Đây là trung tâm chính của American Airlines - trung tâm hàng không lớn thứ hai thế giới sau trung tâm Delta. Sân bay Dallas Fort Worth là một trong những cửa ngõ quốc tế lớn nhất tại Hoa Kỳ, phục vụ 260 điểm đến trong đó có 193 điểm đến trong nước và 67 điểm đến quốc tế. Sân bay nằm ở Fort Worth và Dallas với diện tích hơn 69,63 km2.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính