Khám phá

Điểm danh hầm bí mật giữa trung tâm Sài Gòn

Các kho vũ khí ở số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu và số 183/4 đường 3 tháng 2, xưởng in ở số 122/351 đường Ngô Gia Tự... là những căn hầm bí mật nằm giữa nội đô Sài Gòn được lực lượng cách mạng dày công xây dựng trong cuộc chiến vì tự do, thống nhất đất nước.

Rợn người cảnh quay bóng trắng chuyển động dưới tầng hầm khu nhà vắng / Bên trong hầm mộ tráng lệ 3.000 năm tuổi của vị vua nổi tiếng nhất Ai Cập cổ đại

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon

1. Dù có vẻ ngoài khá khiêm tốn, không ai nghĩ rằng ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM từng là một kho vũ khí rất lớn giữa đô thành Sài Gòn của quân Giải phóng.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-2

Ngôi nằm ở vị trí chiến lược: Chỉ cách Dinh Độc Lập 1 km. Sau khi mua căn nhà năm 1967, chiến sĩ Trần Văn Lai (Năm Lai) đã tiến hành sửa sang, đào hầm bí mật chứa vũ khí ngay dưới nền nhà.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-3

Căn hầm gồm 2 tầng, sâu 3 m, mỗi chiều 2,5m có lỗ thông hơi và nắp đậy bí mật liên thông nhau. Vũ khí được chuyển xuống hầm lúc đó gồm trên 2 tấn vũ khí các, gồm súng AK, súng ngắn, bộc phá, lựu đạn, đạn dược…

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-4

Đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân, 15 chiến sĩ Đội 5 biệt động tập trung tại căn hầm nhận vũ khí. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), cả đội đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội vào Dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.

 

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-5

Sau khi các chiến sĩ bị bắt, địch cho người đến bắn phá căn nhà vì nghi đây là nơi trú ngụ của đội biệt động. Nhưng bọn chúng không hề biết trong nhà có căn hầm bí mật. Cho đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn vẫn không biết rằng quân Giải phóng có cả một kho vũ khí ngay sát Dinh Độc Lập
.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-6

2. Căn nhà số 183/4 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM là một ngôi nhà có số phận rất đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ngôi nhà nằm lọt giữa hàng loạt cơ quan quân sự quan trọng của địch như Quân vụ Thị trấn, Biệt khu Thủ đô, Bộ chỉ huy Biệt động quân...

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-7

Theo bố trí của tổ chức, chiến sĩ Đỗ Văn Căn (Ba Căn) đưa gia đình về trú ngụ tại căn nhà này, hành nghề sửa và ép giày bằng mủ cao su để che mắt địch. Đầu năm 1965, ông Ba Căn nhận được lệnh gấp rút xây dựng hầm bí mật ngay tại nhà. Hầm được đào ngay phòng khách.

 

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-8

Hầm dài 2,2m, ngang 1,8m, sâu 1,7m. Trong vòng 4 tháng, ba chuyến hàng đã chuyển tới hầm 50kg thuốc nổ và kíp nổ, 7 tiểu liên AK cùng 21.000 viên đạn, 50 lựu đạn và một số quân trang quân dụng khác. Giữa năm 1967, một số lượng lớn thuốc, bông băng... được đưa vào hầm.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-9

Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, một cánh quân tiến về điểm hẹn ở nhà ông Ba Căn để nhận vũ khí, đạn dược. Nhưng khi di chuyển, họ đụng độ với binh lính Sài Gòn nên không thể tiến về điểm hẹn. Sau đó, căn nhà nhiều lần bị địch khám xét, nhưng chúng không phát hiện ra căn hầm.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-10

Sau đó, căn hầm vẫn sẵn sàng phục vụ cho chiến đấu. Tháng 4/1975, các chiến sĩ biệt động đưa ra phương án sử dụng hầm để tấn công Biệt khu Thủ đô, nhưng kế hoạch chưa thực hiện thì Sài Gòn đã được giải phóng. Kể từ đó, căn hầm trở thành một di tích lịch sử của thời kỳ chống Mỹ.

 

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-11

3. Nằm ở số 122/351 đường Ngô Gia Tự, phường 8, quận 10, TP HCM, "Hầm B" hay Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ vệ quốc đoàn năm 1954 là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở Sài Gòn. Đây cũng là căn hầm bí mật được đánh giá là quy mô nhất trong nội thành Sài Gòn thời chiến.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-12

Đầu năm 1952, việc xây hầm được thực hiện. Gian nhà có cửa hầm nhìn như một nơi sinh hoạt bình thường. Thế nhưng, khi mở cánh cửa tủ, một bất ngờ xuất hiện. Dưới gầm chiếc tủ là nắp hầm cùng một cầu thang nhỏ. Dưới cầu thang là một địa đạo sâu hút. Đi hết địa đạo sẽ đến hầm bí mật.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-13

Kết cấu căn hầm gồm hầm chính và hầm phụ cùng hệ thống địa đạo vừa một người chui. Hầm chính dài 3,5 mét, ngang 3,2 mét, cao 1,7 mét, độ dày nóc hầm 1,8 mét. Hầm được xây dựng rất công phu bởi có thả đà chịu lực bên trên nóc. Tường và nền trát xi-măng chống thấm.

 

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-14

Từ khi hầm được hoàn thành, những hội viên nòng cốt luôn túc trực dưới hầm nhằm theo dõi tin tức thu từ đài phát thanh Hà Nội để biên tập lại, sau đó cho in ronéo thành truyền đơn tung ra khắp nơi hoặc sao chép tài liệu học tập nhằm phổ biến trong nội bộ.

Diem danh ham bi mat giua trung tam Sai Gon-Hinh-15

Khi cơ sở hoạt động tại 122/351 Minh Mạng bị lộ, tên công an Đoàn Văn Khoa đã chiếm ngụ ngôi nhà này từ năm 1958-1975 mà không biết gì về căn hầm. Sau 1975, hầm được khai quật và trùng tu. Những chứng tích của một thời kỳ chiến đấu được khôi phục nguyên vẹn.

Theo Quốc Lê/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm