Điểm danh những con sông ô nhiễm nhất thế giới
Khám phá ngôi trường xa hoa nhất thế giới / Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay có bao nhiêu tiền?
Citarum (Indonesia):Con sông này có chiều dài gần 300 km. Mỗi ngày, con sông phải tiếp nhận 20.000 tấn rác, nước thải của con người. Đây được xem là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. TheoThe Diplomat, con sông này bẩn đến nỗi không thể nhìn thấy nước. Bề mặt sông tràn ngập rác thải, xác động vật. Tính từ năm 2008, khoảng 60% loài cá trên sông đã biến mất. Dù vậy, 30 triệu người dân ở Indonesia vẫn phải sống dựa vào nguồn nước của Citarum để làm nông nghiệp. Ảnh:Getty. |
Trong những năm qua, chính quyền Indonesia từng nhiều lần hứa làm sạch dòng sông này. Họ còn đưa ra một kế hoạch 7 năm (tính đến 2025) với chi phí khoảng3,5 tỷ USDđể thực hiện. Nếu kế hoạch thành công, nguồn nước sạch sẽ đem đến lợi ích kinh tế cho người làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, bất động sản ven sông hứa hẹn cũng tăng giá. Ảnh:Getty. |
Trong ảnh, một người đàn ông Indonesia đang lọc những rác thải vớt trên sông Citarum. Anh ta sẽ đem bán lại những loại rác thải tái chế được. Ảnh:Getty. |
Sarno (Italy):Đây là con sông ô nhiễm nhất ở châu Âu, dài khoảng 24 km. Nguyên nhân khiến Sarno biến thành một dòng sông hôi thối là do thiếu hệ thống thoát nước và phải hứng chịu việc xả thải từ các nhà máy. Rác thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông cũng là nguyên nhân chính khiến chất lượng nước ngày một đi xuống. Trong năm 2017, chất lượng nước tại 10/16 điểm được theo dõi ở con sông này đã giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn. Ảnh:LightRocket. |
Một phần nước sông vẫn được người dân sử dụng để tưới tiêu. Con sông cũng là tuyến giao thông để vận chuyển hàng hóa. TheoConserve Energy Future, các ca ung thư gan trên địa bàn đã gia tăng đáng kể. Năm 2004, dự án làm sạch sông Sarno đã được triển khai. Không ít ý kiến cho rằng chỉ tốn khoảng 2-3 năm để con sông sạch sẽ trở lại. Tuy nhiên, cho tới năm 2020, tình trạng ô nhiễm của sông Sarno vẫn ở mức cao. Ảnh:LightRocket. |
Sông Hằng (Ấn Độ):Đây là con sông linh thiêng nhất ở Ấn Độ. Người theo đạo Hindu tin nước sông sẽ gột sạch tội lỗi. Dù vậy, con sông thiêng đang phải oằn mình chịu đựng lượng chất thải khổng lồ của người dân và từ các nhà máy công nghiệp. Đáng chú ý, sông Hằng cung cấp nước cho khoảng 40% dân số Ấn Độ trên 11 tiểu bang. Ảnh:Tes.
|
Bên cạnh vấn đề rác thải sinh hoạt, công nghiệp, những truyền thống tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ở sông Hằng. Trong các dịp lễ hội, khoảng 70 triệu người tới tắm để rửa tội. Họ bỏ lại nhiều thực phẩm, chất thải trên sông. Tín ngưỡng hỏa táng trên sông Hằng cũng khiến tình trạng ngày càng tồi tệ. Ảnh:CNN. |
Sông Matanza (Argentina):TheoTRT World, đây là con sông ô nhiễm bậc nhất trên thế giới. Bất chấp sự độc hại, nhiều người dân vẫn phải sống phụ thuộc vào sông Matanza. Khoảng 20.000 người đang sống quanh khu vực này. Các bệnh như phát ban, dạ dày, tiêu chảy và ung thư rất phổ biến. Chính phủ dự kiến làm một đường hầm dài khoảng 40 km và xây dựng một số nhà máy xử lý nước khổng lồ. Theo tính toán, mọi thứ sẽ hoàn tất vào năm 2021. Ảnh:Getty. |
Sông Dương Tử (Trung Quốc):Phần lớn con sông này đã trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng, không thể cứu vãn. Theo ước tính, khoảng 14 tỷ tấn rác đã được đổ xuống sông Dương Tử mỗi năm. Việc đánh bắt thủy sản trên sông cũng giảm rõ rệt khi các sinh vật đang chết dần. Nguyên nhân sông Dương Tử ô nhiễm nặng chủ yếu đến từ quá trình công nghiệp hóa nhanh ở Trung Quốc. Ảnh:Epoch Times. |
Sông Nile:Ở Ai Cập, các bệnh phổ biến nhất là tiêu chảy do vi khuẩn, sán, sốt thương hàn... Những căn bệnh này đều liên quan đến vấn đề nước dùng ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém. Theo Rinkesh, một nhà bảo vệ môi trường, sông Nile chính là nguyên nhân. Ai Cập là quốc gia đông dân nhất trong lưu vực sông Nile. Hầu hết nước thải ra sông xuất phát từ vùng Hạ Ai Cập. Đó là nước thải công nghiệp, đô thị, dầu... Ảnh:Mena. |
Một số con sông ô nhiễm bậc nhất thế giới có thể kể đến như Indus (Pakistan), Passaic (Mỹ), Salween, Yamuna (Ấn Độ) hay Marilao (Philippines)... Ảnh:ST.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được