Khám phá

Điên rồ cuộc thanh trừng người tàn tật của bạo chúa La Mã

Hoàng đế Commodus lý giải, việc làm này nhằm mục đích loại bỏ những công dân 'không hoàn hảo' của đế quốc La Mã. Chính sách Commodus được các sử gia hiện đại ví với học thuyết Ưu sinh mà Đức Quốc xã đã sử dụng để biện minh cho chính sách diệt chủng của mình.

Hoàng đế La Mã Commodus (161-192 SCN) được các sử gia ghi nhận như một trong những hoàng đế điên rồ nhất của thế giới cổ đại.

Cai trị đế quốc La Mã từ năm 180, Commodus nổi tiếng với những quy định kỳ quặc, mang tính chất vĩ cuồng, ví dụ như việc bắt mọi người gọi mình là Hercules, con trai của Sao Mộc.

Ông cũng ra lệnh đổi tên các tháng để chúng có thể tương ứng với các chức danh và tên của ông như tháng Commodus, Augustus, Amazonius, Invictus… Đến năm 190, ông đổi tên thành Rome thành Commodus.

Commodus cũng thích biểu diễn như một đấu sĩ ở nơi công cộng. Ông giỏi đấu kiếm và thích giết thú vật trong đấu trường. Ông đã tổ chức 735 cuộc chiến bắt người dân phải tham gia, với cái giá phải trả là sinh mạng của người thua cuộc.

Sự tàn bạo và điên khùng của Commodus lên đến đỉnh điểm khi ông ra lệnh tập hợp tất cả những người tàn tật, những người lùn, và những người có vấn đề về tâm lý và bắt họ chiến đấu trong đấu đến chết.

Commodus lý giải, việc làm này nhằm mục đích loại bỏ những công dân "không hoàn hảo” của đế quốc La Mã. Chính sách Commodus được các sử gia hiện đại ví với học thuyết Ưu sinh mà Đức Quốc xã đã sử dụng để biện minh cho chính sách diệt chủng của mình.

Mặc dù những mệnh lệnh của hoàng đế Commodus hết sức phi lý, nhưng không một ai dám chống lại vì điều đó đồng nghĩa với việc bị tống vào hầm ngục, tồi tệ hơn là phải nhận một cái chết đau đớn.

Ách cai trị của Commodus chỉ chấm dứt khi bạo chúa này bị ám sát vào ngày 31/12/192.

Theo T.B/Kiến Thức

loading...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo