Điệp viên Đông Đức 'chui sâu leo cao' khiến đối phương ngã ngửa
Phi công Xô Viết hy sinh thân mình ngăn hoạt động tình báo của CIA / Chân dung 'bóng hồng' nổi tiếng của tình báo Đông Đức
Chẳng bao lâu sau, Kristel trở thành Chánh văn phòng của Villy Birkelbakh, một thủ lĩnh rất có thế lực của CDP, còn Gunter chiếm được lòng tin của Gheorgh Leber – đại biểu của CDP trong Quốc hội Liên bang Đức.
Cuối tháng 9/1969, Chủ tịch CDP Villy Brandt được bầu làm Thủ tướng CHLB Đức. Đúng 3 tuần sau, bộ máy giúp việc của ông được bổ sung nhân viên mới Gunter Guillaume, người được Leber bảo lãnh. Chỉ ít lâu sau, Guillaume đã được quyền làm việc trực tiếp với Chánh Văn phòng Thủ tướng là Horoth Emke.
Không ai có thể ngờ rằng sự thăng tiến đến chóng mặt của Guillaume lại đem lại nhiều niềm vui cho Thủ trưởng HvA - Marcus Wolf hơn là cho lãnh đạo Văn phòng Thủ tướng ở Bon.
“Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước kết quả mà chúng tôi không dám hi vọng ngay cả trong những ước mơ táo bạo nhất”- nhiều năm sau Marcus Wolf nhớ lại. “Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là do Guillaume đến từ CHDC Đức nên không thể tránh khỏi sự theo dõi của mật vụ Tây Đức”.
Gunter Guillaume (phải) và Thủ tướng Đức Willy Brandt. Ảnh: Wikipedia |
Đúng là có người đặt vấn đề nghi ngờ, song lời cảnh báo bị bỏ qua và Guillaume đã vượt qua mọi thử thách. Và thế là Đông Đứcbắt đầu chờ tín hiệu, đặc biệt những thông tin giúp dự báo chính sách đối ngoại của Chính phủ Brandt.
Ví dụ, trước cuộc gặp mùa xuân năm 1970 giữa hai Thủ tướng V. Brandt của CHLB Đức và V. Stoph của CHDC Đức, Guillaume đã giúp lãnh đạo Đông Đức hiểu được ý đồ trong kế hoạch của Bon. Những đánh giá về chính sách của V. Brandt đối với CHDC Đức do Guillaume cung cấp là cực kì chính xác và đã góp phần làm dịu quan hệ giữa hai nước.
Cuối năm 1972, trên cương vị trợ lí về các vấn đề đảng trong Văn phòng Thủ tướng, Guillaume đã làm việc không mệt mỏi, tổ chức chiến dịch vận động tranh cử của CDP chu đáo và hiệu quả, mang lại thắng lợi bất ngờ cho liên minh do CDP lãnh đạo.
Sau sự kiện này, Guillaume được cử làm trợ lí riêng của V. Brandt về các vấn đề đảng. Từ nay, Guillaume có điều kiện để tiếp cận nhiều vấn đề tuyệt mật và kịp thời thông báo về nước mọi tin tức quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, như việc chuẩn bị cho Hội nghị An ninh và Hợp tác ở châu Âu, hay thái độ của CHLB Đức trong đàm phán Mỹ - Xô về giải trừ quân bị.
Guillaume đã sao chép được thư riêng của Tổng thống Mỹ Nixon gửi V. Brandt đề nghị thúc đẩy Pháp kí tuyên bố Đại Tây Dương; báo cáo chi tiết của Bộ trưởng Nội vụ Sheel về các cuộc hội đàm giữa ông ta với Nixon và Kissinger; cuối cùng là ý kiến của Egon Bar, thư kí riêng của Thủ tướng cho rằng không nên hy sinh quan hệ với Pháp vì quyền lợi của Mỹ.
Những tin tức do Guillaume cung cấp đã giúp rất nhiều để CHDC Đức củng cố được vị thế của mình ở châu Âu, xác định được chính sách đối ngoại đúng đắn trong bối cảnh lúc bấy giờ.
“Tôi không muốn bị coi là kẻ hèn nhát”
Mùa thu năm 1972, sau việc Vilhem Gronau - thành viên Liên hiệp công đoàn CHLB Đức, điệp viên CHDC Đức bị bắt, Cơ quan Phản gián (BfV) tiến hành kiểm tra Gunter Guillaume, một cuộc kiểm tra thông thường. Trong quá trình kiểm tra, một nhân viên mật vụ đã chú ý tới Guillaume và chắp nối các dấu vết lại với nhau.
Tuy nhiên, dường như mọi chuyện vẫn bình thường. “Hansen” vẫn thực hiện chức trách của mình trong Phủ thủ tướng. Thế nhưng, sau chuyến cùng chồng tháp tùng Thủ tướng Brandt đi nghỉ ở Na Uy (tháng 6/1973), Kristel càng tin rằng chị và người liên lạc Anita đang bị theo dõi.
Khi họ gặp nhau tại một nhà hàng ở Bon, ngay lập tức có hai gã đàn ông ngồi vào bàn bên cạnh, ống kính máy ảnh loé sáng từ cái cặp hé mở. Sau đó, Anita đã không cắt được đuôi, cô buộc phải bí mật thả xuống sông Ranh các bản micro phim vừa nhận từ Kristel.
Như trên đã nói, có một nhân viên mật vụ Tây Đức từng chú ý tới Guillaume. Một lần, anh ta gặp một đồng nghiệp tại nhà ăn; người này đang nghiên cứu các bức điện chưa giải mã được.
Cần nói thêm rằng, vào thời kì này tình báo CHDC Đức dùng hệ thống mã hoá của Liên Xô, và Trung tâm tin chắc rằng các bức điện gửi cho Gunter và Kristel không thể làm lộ họ, nhưng lại quên về các bức điện chúc mừng năm mới, mừng sinh nhật...
Còn trong cuộc nói chuyện của hai nhân viên mật vụ, một người nhớ rằng cuối những năm 1950 có một điệp viên hoạt động rất tích cực, dường như họ của người đó bắt đầu bằng chữ “G”. Điệp viên này hoạt động trong CDP và rõ ràng là một nhân vật quan trọng, vì người ta gửi cho anh ta cả điện mừng từ Đông Berlin. Nhân viên kia mở cặp lưu các bức điện, so sánh thời điểm gửi điện với các ngày tháng liên quan đến nhà Guillaume và mọi chuyện trở nên rõ ràng.
Tuy nhiên, BfV chưa bắt giữ ngay mà để Guillaume ở cương vị đang phụ trách nhằm theo dõi, dò tìm các quan hệ và đầu mối liên lạc. Còn về phía HvA, ngay sau khi nhận được báo cáo của Kristel về việc bị theo dõi, đã lập tức chỉ thị cả hai ngừng hoạt động tình báo và huỷ bỏ các tài liệu có thể gây nguy hại.
Nhưng Trung tâm cũng không ra lệnh cho họ trở về Đông Đức, với suy luận rằng nếu rút vợ chồng Guillaume về thì vô hình trung “lạy ông tôi ở bụi này”.
Quả thật, cho đến tháng 2/1974 vẫn không có gì đặc biệt xảy ra. Các tình báo viên đề nghị tiếp tục công việc, nhưng Trung tâm bảo họ chờ cho đến mùa thu vì dự cảm lo lắng vẫn còn.
Tháng 4, Gunter đi nghỉ ít ngày ở Pháp, anh thấy từng tốp nhân viên mật vụ của Pháp và Đức luôn theo dõi mình. Tuy vây, Guillaume đã không lợi dụng cơ hội để trốn, bởi “tôi không muốn bị coi là kẻ hèn nhát”.
Ngày 24/4/1974, Gunter và Kristel Guillaume bị bắt. Toà án hạt Duseldorf tuyên phạt Kristel 8 năm, còn Gunter 13 năm tù giam. Hai người đón nhận điều này rất bình thản. HvA đã làm mọi cách để trao đổi người của mình với các điệp viên phương Tây, và kết quả là Kristel vào tháng 3, còn Gunter vào tháng 10/1981 được trở về Tổ quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng